Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường [Mới nhất 2022]

Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-125
Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường

1. Lãi suất quá hạn là gì?

Hiện nay không có quy định nào giải thích cụ thể "lãi quá hạn" là gì. Tuy nhiên căn cứ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 446 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể hiểu lãi quá hạn là khoản tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả (thời gian quá hạn), mà người vay phải trả cho bên cho vay tính đến thời điểm trả nợ.

Lãi suất quá hạn là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên khi bên vay chưa trả được nợ cho bên cho vay. Cụ thể, lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc chưa trả trong thời gian quá hạn mà chưa trả.

2. Quy định pháp luật về lãi suất quá hạn theo quy định pháp luật:

Pháp luật hiện hành có nhiều quy định rất khác nhau liên quan đến lãi suất quá hạn, ví dụ như sau:

Năm 2004, Luật Điện lực quy định: bên chậm trả tiền mua điện phải trả cả tiền lãi chậm trả theo lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng; (Khoản 2, 4 Điều 23 Luật Điện lực năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2012)

Năm 2005, Luật Thương mại quy định: trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán thì phải trả tiền lãi “theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thòi điểm thanh toán tương ứng vối thòi gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác"; (Điều 306 Luật Thương mại năm 2005)

Năm 2006, Luật Quản lý thuế quy định: “người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày”1, tức là tương đương 18,25%/năm. Từ tháng 7/2020 trở đi, mức chậm nộp giảm xuống còn 0,03%/ngày tức là gần 11%/năm (khoản 4 Điều 92 Luật Quản lý thuế năm 2006 và Điểm a khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019);

Năm 2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: nếu quá thời hạn nộp tiền phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt “phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp" (tức là khoảng 18,25%/năm). (khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012)

Pháp luật dân sự và ngân hàng quy định về việc trả lãi trong trường hợp quá hạn như sau:

2.1. Pháp luật dân sự:

Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên chậm trả tiền phải trả lãi theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm, nếu không có thỏa thuận thì trả không quá 10%/năm. (Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng thì lại không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như năm 2005 trước đó (Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP), nên lãi suất nợ quá hạn có thể vượt 20%/năm;

Thứ hai, nếu bên vay chậm trả nợ gốc, thì ngoài việc phải trả nợ gốc, còn phải “trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng vói thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Trường hợp khoản vay được gia hạn trả nợ thì không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với dư nợ gốc được gia hạn (khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015). Quy định này có một số điểm bất hợp lý như sau:

+ Mức lãi suất quá hạn 150% quá cao đối với trường hợp đã phải vay với lãi suất cao, nhất là khi gặp khó khăn trong việc trả nợ;

+ Gây ra sự bất công bằng lớn nếu lãi suất cho vay có sự khác nhau nhiều. Ví dụ, nếu cho vay với mức lãi suất 4%/năm, thì lãi quá hạn không được quá 6%, trong khi nếu cho vay với mức lãi suất 60%, thì lãi suất quá hạn được phép lên đến 90%. Như vậy, quy định lãi suất quá hạn “trả theo lãi suất cơ bản” trước đó công bằng hơn;

Thứ ba, quy định chốt cứng lãi suất nợ quá hạn “bằng 150% lãi suất vay”. Do đó nếu văn bản dưới luật quy định khác về mức lãi suất chậm trả thì lại trái luật, chẳng hạn như một sô quy định sau đây:

+ Lãi suất quá hạn “không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn”

+ Mức lãi suất đối với số tiền trả thay trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không vượt quá 150% lãi suất cho vay thông thường;

+ Mức lãi suất đối với khoản tiền chiết khấu quá hạn không vượt quá 150% lãi suất chiết khấu trong hạn

+ Lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tôì đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn

+ Lãi suất nợ quá hạn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

2.2. Pháp luật ngân hàng:

Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ của ngân hàng, mặc dù không có quy định cụ thể, nhưng cũng vẫn được hiểu là được phép thỏa thuận mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn;

Thứ tư, ngoài việc quy định trả nợ gốc trong hạn và quá hạn như trên, còn có thêm một quy định về lãi suất chậm trả đôì với sô' tiền lãi là 10%/năm còn được gọi là lãi nhập gốc để tính lãi tiếp hay lãi mẹ đẻ lãi con). Trước đó, vì không có quy định rõ, nên có nhiều quan điểm khác nhau và chỉ một số trường hợp được Tòa án chấp nhận tính loại lãi này.

Đối với việc chậm thi hành án, từ 01/2017 trở đi (thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực), người chậm trả nợ theo bản án phải trả lãi suất theo thỏa thuận của các bên, nhưng không quá 20%/năm. Nếu các bên không xác định rõ lãi suất và không thỏa thuận được thì lãi suất chậm trả sẽ được tính là 10%/năm.

Riêng đối với hợp đồng tín dụng, trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất thỏa thuận phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng. Trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi cho đến ngày thi hành án xong, theo mức lãi suất các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật (tức là không giới hạn ở mức 20%/năm). (theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP)

Việc hướng dẫn riêng đối với tổ chức tín dụng như trên là không hợp lý. Vì về nguyên tắc, lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng chỉ có thể thấp hơn chứ không thể cao hơn cho vay bên ngoài. Đặc biệt là khi đã có bản án (hay quyết định) đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, thì đã chấm dứt hoàn toàn mọi thỏa thuận của các bên trước đó. Mọi vấn đề, kể cả lãi suất chậm trả cũng chỉ còn được thực hiện theo quyết định của bản án (có thể thừa nhận sự thỏa thuận của các bên). Nếu chậm thi hành nghĩa vụ theo bản án, thì mọi trường hợp đều phải áp dụng quy định chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán nói chung.

3. Quy định về mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường

Theo quy định pháp luật hiện hành, vấn đề về tiền lãi do chậm thanh toán được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại năm 2005.

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 về lãi suất thì:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.

Căn cứ theo quy định Điều 306 Luật thương mại năm 2005 thì “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, theo quy định trên thì đối với quan hệ kinh doanh thương mại, bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Tuy nhiên, Luật thương mại 2005 chưa quy định rõ ràng, cụ thể về cách xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường nêu trên.

Ngày 15/3/2019, Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm đã chính thức có hiệu lực, theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP như sau: “Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,…) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP thì mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường mà Tòa án căn cứ để quyết định mức lãi suất chậm trả phải thỏa mãn các điều kiện:

– Là mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 Ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam…) và các Ngân hàng thương mại này trên phải có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở;

  • Là mức lãi suất nợ quá hạn được tính tại thời điểm xét xử sơ thẩm (Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác).

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo