Kỹ thuật hình sự là gì

Ngành Kỹ thuật hình sự có tên tiếng Anh là Forensic Science. Trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, ngành Kỹ thuật hình sự có nhiệm vụ thực hiện giám định, khám nghiệm để điều tra ra tội phạm, nguyên nhân gây nên. Những người làm việc trong ngành Kỹ thuật hình sự sẽ cần phải có được sự tận tâm, tỉ mỉ, chính xác khi đưa ra kết luận giám định nếu không sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm và oan cho người vô tội. Vậy Kỹ thuật hình sự là gì? Vai trò kỹ thuật hình sự trong các vụ án như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu với ACC qua bài viết sau đây.

Nganh Ky Thuat Hinh Su
Kỹ thuật hình sự trong các vụ án

1. Hình sự là gì?

Hình sự là việc trừng trị những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, luật hình sự được hiểu là tập hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật xác định rõ những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt có thể áp dụng đối với người đã thực hiện các tội phạm đó.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm về hình sự chi tiết hơn qua bài viết Hình sự là gì? Những điều cần biết về hình sự.

2. Kỹ thuật hình sự là gì?

Kỹ thuật hình sự là một trong những bộ phận hợp thành của khoa học hình sự, đồng thời là một lĩnh vực công tác của lực lượng Công an nhân dân thông qua việc ứng dụng các quy luật tự nhiên và tiến bộ khoa học kỹ thuật để điều tra, khám phá các vụ án, vụ việc. Công tác kỹ thuật hình sự giữ vai trò vị trí đặc biệt quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 

Khách hàng có thể tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Công ty Luật ACC chúng tôi qua bài viết Pháp luật hình sự là gì?

3. Lịch sử hình thành Phòng Kỹ thuật hình sự

Cách đây gần 65 năm, từ ngày 21 đến 23/8/1957, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Kỹ thuật hình sự toàn quốc tại Hà Nội. Việc tổ chức Hội nghị về chuyên đề Kỹ thuật hình sự (KTHS) trong thời điểm này là sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Bộ Công an, cũng như sự đánh giá cao về vị trí, vai trò của công tác KTHS đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Hội nghị đã thống nhất ghi nhận và đánh giá cao vai trò của công tác KTHS trong giữ gìn an ninh chính trị, bảo vệ nội bộ, đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ và giữ gìn trật tự an toàn xã hội…Với ý nghĩa to lớn đó, ngày 23/8 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an nhân dân Việt Nam. 

Năm 1981, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an thành phố được thành lập, là dấu mốc quan trọng của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an Hà Nội. Đến nay, Công an thành phố Hà Nội đã có đội ngũ cán bộ, chiến sĩ kỹ thuật hình sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, được bố trí từ Công an Thành phố đến Công an các quận, huyện, thị xã. Lịch sử lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hà Nội gắn liền với sự hình thành và phát triển của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an nhân dân và lực lượng Công an Thủ đô Anh hùng. 

Trải qua các giai đoạn lịch sử, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, nhất là tại Thủ đô Hà Nội nói riêng, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tình hình tội phạm theo đó cũng có những diễn biến phức tạp cả về quy mô, tính chất, thủ đoạn. Đặc biệt, nhiều đối tượng đã sử dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại để thực hiện, che giấu hành vi phạm tội nhằm gây khó khăn cho công tác điều tra. Đây là những khó khăn, thách thức đối với lực lượng KTHS. Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội, lực lượng KTHS đã không ngừng nỗ lực, cố gắng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến, nâng cao hiệu quả các mặt công tác chuyên môn nhằm đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của hoạt động tố tụng, góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa phương.

4. Vai trò của Kỹ thuật hình sự

Trong điều tra các vụ án, công tác KTHS có vai trò quan trọng, đặc biệt là việc xác định đối tượng gây án trong các vụ chưa rõ thủ phạm; phát hiện, thu thập dấu vết, vật chứng, tài liệu góp phần điều tra, chứng minh tội phạm, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, dù không phải đối mặt với tội phạm nhưng cán bộ, chiến sĩ lực lượng KTHS lại đối diện với muôn vàn khó khăn, thử thách khác trên mặt trận đấu tranh phòng - chống tội phạm. Nhưng bằng bản lĩnh và sự tận tụy trong công việc, những cán bộ, chiến sĩ Phòng KTHS Công an Thành phố vẫn ngày đêm lặng thầm, tỉ mỉ lần tìm dấu vết, thủ đoạn của tội phạm. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thường xuyên tiếp xúc với hóa chất; có vụ khám nghiệm, giám định pháp y tử thi đang phân hủy hay đứng trước hiện trường những vụ cháy, nổ nguy hiểm để “bắt” dấu vết, tử thi phải “lên tiếng” chứng minh sự thật của vụ án, vụ việc một cách khoa học. Trung bình hàng năm, Phòng KTHS CATP Hà Nội tham gia khám nghiệm hiện trường khoảng 180 vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng các loại; giám định KTHS, pháp y tử thi hơn 8.500 vụ việc; thực hiện biện pháp kỹ thuật phòng, chống tội phạm với trên 100 yêu cầu.

Có những vụ án tưởng chừng như rơi vào bế tắc, nhưng bằng sự tận tâm, tận lực, cẩn trọng, tỉ mỉ, các cán bộ KTHS vẫn giải mã được nút thắt, giúp cơ quan Điều tra xử lý tội phạm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 

Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm về trách nhiệm khi vi phạm hình sự chi tiết hơn qua bài viết Trách nhiệm hình sự (cập nhật 2022).

5. Một số câu hỏi thường gặp

  • Các loại Giám định viên Kỹ thuật hình sự hiện nay?

Các loại Giám định viên kỹ thuật hình sự được quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2014/TT-BCA về quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

Giám định viên kỹ thuật hình sự bao gồm:

  1. Giám định viên dấu vết đường vân.
  2. Giám định viên dấu vết cơ học.
  3. Giám định viên súng, đạn.
  4. Giám định viên tài liệu.
  5. Giám định viên cháy, nổ.
  6. Giám định viên kỹ thuật.
  7. Giám định viên âm thanh.
  8. Giám định viên sinh học.
  9. Giám định viên hóa học.
  10. Giám định viên kỹ thuật số và điện tử.
  • Tiêu chuẩn Giám định viên Kỹ thuật hình sự cần có là gì?
Theo đó, tiêu chuẩn Giám định viên kỹ thuật hình sự theo Khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được quy định cụ thể như sau:
  1. Là sĩ quan nghiệp vụ Công an, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ;
  2. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
  3. Có trình độ đại học trở lên và đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên;
  4. Có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ giám định ở chuyên ngành được đề nghị bổ nhiệm do Viện Khoa học hình sự hoặc cơ quan Khoa học hình sự ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập cấp.
  • Giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm những tổ chức nào?

a) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

b) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

c) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

d) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về “Kỹ thuật hình sự” đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua trang web https://accgroup.vn để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo