Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu các quy định pháp luật về ký quỹ trong bài viết dưới đây.
1.Khái niệm ký quỹ là gì ?
Ký quỹ được hiểu là một loại tiền gửi không có kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một công ty hay một tổ chức tại ngân hàng có dịch vụ gửi tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật. Số tiền gửi này chính là một sự đảm bảo về mặt tài chính của công ty hay doanh nghiệp đối với tổ chức ngân hàng cùng các bên liên quan.
Pháp luật Việt Nam quy định, ký quỹ được gửi có thể là kim khí quý hoặc một khoản tiền, giấy tờ quan trọng hoặc đá quý được đưa vào trong một tài khoản được bảo lãnh và phong tỏa trong ngân hàng cho các công ty tiến hành việc đầu tư hay các dự án kinh doanh. Các loại tài sản này được kiểm soát và có thể kịp thời thu hồi.
Trong trường hợp khi các doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện thì các doanh nghiệp này cần phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất và chịu trách nhiệm trước luật pháp. Việc đưa ra hình thức này có vai trò vô cùng quan trọng để giúp công ty hay các doanh nghiệp chứng minh được khả năng tài chính của mình, nhất là đối với những tổ chức như kinh doanh bảo hiểm hay tư vấn du học hay một số loại hình tổ chức kinh doanh khác.
Hiểu một cách đơn giản thì ký quỹ hoặc tiền gửi ký quỹ là một hình thức gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức tại Ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi tiền ký quỹ. Ký quỹ hoặc tiền gửi ký quỹ được xem là một hình thức đảm bảo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Nói cách khác nhằm mục đích để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự được đầy đủ và đúng thời hạn, bên có nghĩa vụ cần gửi một khoản tiền, kim quý, đá quý, giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng.
2. Đặc điểm của ký quỹ
– Đối tượng: là tài sản có giá trị thanh toán để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ là tiền, kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Tài sản này phải có sẵn và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng.
– Chủ thể: Các chủ thể trong quan hệ ký quỹ chủ yếu gồm bên ký và tổ chức tín dụng nhận, ngoài ra còn có bên có quyền. Tuy pháp luật dân sự quy định rằng chủ thể nhận ký là các tổ chức tín dụng nhưng Luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) vẫn cho phép các tổ chức khác không phải tổ chức tín dụng nhận ký quỹ. Cụ thể trong thực tế các công ty chứng khoán trong hoạt động của mình cũng có thể nhận ký quỹ mặc dù không phải tổ chức tín dụng.
– Mục đích: Mục đích là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền bằng một tài khoản ký quỹ. Bên thực hiện gửi một khoản tài sản ký quỹ vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Trong trường hợp mà bên ký không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thực hiện nhưng thực hiện không đúng thì tổ chức tín dụng nhận ký quỹ sẽ giao cho bên có quyền tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3.Hậu quả pháp lý của quan hệ ký quỹ
Trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên ký không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tổ chức tín dụng nơi ký sẽ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây ra thì tổ chức tín dụng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, tổ chức tín dụng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ từ tài khoản đó trước khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ký quỹ
+ Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền hưởng phí dịch vụ từ hoạt động ký quỹ và có thể yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký; Tổ chức tín dụng nơi ký có nghĩa vụ thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ và hoàn trả tiền còn lại cho bên ký sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
+ Bên ký quỹ có quyền thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền; có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định; có quyền được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng; rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý. Bên ký có nghĩa vụ nộp đủ tiền tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
+ Bên có quyền trong quan hệ ký quỹ có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ; và có nghĩa vụ thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền của mình;
4. Quy định chung về ký quỹ
Luật quy định, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ như sau:
Về khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
Việc tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định;
Nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).
Theo các quy định trên thì các tài sản không được sử dụng để ký quỹ bao gồm: động sản, ngoại trừ kim khí quý hoặc đá quý, bất động sản và quyền tài sản.
Đồng thời, nếu theo đúng quy định trên thì luôn có 3 bên tham gia và giao dịch ký quỹ, đó là bên có nghĩa vụ (bên ký quỹ), bên có quyền (bên nhận ký quỹ) và tổ chức tín dụng. Thủ tục gửi và thanh toán ký quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật1 cũng thường có sự tham gia của các tổ chức tín dụng như ký quỹ để đỉ làm việc ỏ nước ngoài, ký quỹ để cho thuê lại lao động, ký quỹ bảo đảm dự thầu hay ký quỹ để xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
Ngoài ra, ký quỹ đã từng được pháp luật quy định là một biện pháp bảo đảm hình sự, theo đó người phạm pháp phải ký quỹ một số tiền để “bảo đảm việc người phạm phốp ra hầu tòa và việc bắt giam ngưòi ấy”(nay gọi là bảo lĩnh và đặt tiền trong tố tụng hình sự). Đối với lĩnh vực ngân hàng thì việc ký quỹ có thể chỉ có sự tham gia của hai bên là bên ký quỹ (bên có nghĩa vụ).và bên tổ chức tín dụng (cũng đồng thời là bên có quyền và bên nhận ký quỹ, thay vì lại phải ký quỹ ỏ một tổ chức tín dụng khác).
Hay theo một số quy định khác thì giao dịch ký quỹ lại không nhất thiết phải có sự tham gia của tổ chức tín dụng. Chẳng hạn, các công ty chứng khoán cũng thực hiện việc ký quỹ. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng quy định: “Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”.
Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã không bao quát được các trường hợp theo quy định của pháp luật ngân hàng và trên thực tế lâu nay là ngoài trường hợp ký quỹ ba bên, thì đang thừa nhận quan hệ ký quỹ chỉ có hai bên. Những vấn đề bất cập về việc ký quỹ này cũng đã được Hội đồng thẩm định dự thảo Bộ luật Dân sự tại Bộ Tư pháp kiến nghị, nhưng đã không được xử lý.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về ký quỹ mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận