Ký khống là gì? (Cập nhật 2024)

Chữ ký của những cá nhân có thẩm quyền là cơ sở để xác nhận nội dung của giấy tờ đó. Tuy nhiên, có những trường hợp ký khống là gì đối với văn bản dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và là một hành vi vi phạm pháp luật. Vậy pháp luật đưa ra chế tài đối với hành vi ký khống như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây bằng những quy phạm pháp luật mới nhất được chúng tôi cập nhật năm 2022.

Ký khống là gì
Ký khống là gì

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật hình sự năm 2017

- Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

2. Khái niệm ký khống là gì?

- Định nghĩa về ký khống là gì hiện nay chưa được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, dựa trên những quy định về hành vi phạm tội và đặc điểm hành vi diễn ra trên thực tế có thể hiểu khái niệm này như sau:

+ Ký khống là hành vi ký tên vào những giấy tờ, tài liệu mà người ký biết được rằng những nội dung đó không đúng trong thực tế hoặc vi phạm nhưng quy định pháp luật để nhằm thực hiện một mục đích nhất định.

- Ký khống khác với giả mạo chữ ký ở điểm nội dung của những văn bản có chữ ký. Với giả mạo chữ ký thì nội dung của văn bản được ký có thể đúng hoặc sai nhưng chữ ký thì do một người không có thẩm quyền cố ý ký giống với chữ ký của người có thẩm quyền đó.

3. Quy định của pháp luật về ký ban hành văn bản

Căn cứ quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-Cp quy định về thẩm quyền ký ban hành văn bản để có cơ sở xác định hành vi ký khống là gì như sau:

Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. 

- Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Trong trường hợp đặc biệt

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. 

- Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

- Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.

4. Xử lý vi phạm đối với hành vi ký khống 

Đối với hành vi ký khống là gì trong Bộ luật hình sự được thể hiện tại Điều 221 về hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:

+ Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.

+ Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

+ Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.

+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán.

+ Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.

- Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

+ Vì vụ lợi

+ Có tổ chức

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt

+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

+ Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

- Hình phạt bổ sung:

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Câu hỏi thường gặp

Hành vi lập khống chứng từ kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

3. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.”

Hành vi lập khống chứng từ kế toán phạm tội gì?

Theo đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán là hành vi lập nên chứng từ không có thật trên thực tế hoặc lập phần thông tin không đúng sự thật và hành vi này bị coi là không hợp pháp.

Hành vi lập khống chứng từ kế toán thường là hành vi của những người có chức trách, nhiệm vụ như kế toán, thủ quỹ của cơ quan, doanh nghiệp.

Do đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán có thể bị xử lý hình sự về Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với hành vi lập khống chứng từ kế toán?

Căn cứ theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội tham ô tài sản 

Hành vi khách quan của việc ký khống là gì?

Hành vi khách quan: Người nào lợi dụng chức vụ có một trong các hành vi sau đây:

+ Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.

+ Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

+ Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.

+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán.

+ Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.

Trên đây là những quy định liên quan đến ký khống là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có một cái nhìn khái quát về hành vi ký khống. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc về vấn đề này hoặc những vấn đề khác để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo