Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường vận động, phát triển và có sự hoà nhập mạnh mẽ thì việc người nước ngoại làm việc tại Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến. Vậy hợp đồng ký kết với người nước ngoài có khác gì với người Việt Nam không. ACC mời bạn cùng tham khảo bài viết Quy định về ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài
Quy định về ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài
1. Hợp đồng dịch vụ với cá nhân là gì?
Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”
– Theo đó, có thể hiểu hợp đồng dịch vụ là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Hợp đồng dịch vụ có thể được dùng dưới góc độ là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và cũng có thể thuật ngữ để chỉ các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cung ứng, sử dụng dịch vụ
Từ khái niệm hợp đồng dịch vụ nêu trên ta có thể đưa ra khái quát về hợp đồng dịch vụ với cá nhân là sự thỏa thuận của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân với một cá nhân khác, trong đó bên công ty, doanh nghiệp có thể là bên cung ứng dịch vụ cho cá nhân sử dụng dịch vụ hoặc là cá nhân sẽ là bên cung ứng dịch vụ cho công ty muốn sử dụng dịch vụ mà mình cung cấp. Bên sử dụng dịch vụ dù là tổ chức hay cá nhân thì đề phải có trách nhiệm trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Có thể đưa ra một vài ví dụ về hợp đồng dịch vụ với cá nhân như: ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ với cá nhân; hợp đồng dịch vụ tư vấn với cá nhân; hợp đồng dịch vụ vệ sinh với cá nhân; hợp đồng dịch vụ kế toán với cá nhân; hợp đồng dịch vụ vận chuyển với cá nhân,…
2. Điều kiện ký kết hợp đồng dịch vụ với người nước ngoài
Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Căn cứ Điều 117 Bộ luật trên cũng ghi nhận về điều kiện để giao dịch có hiệu lực pháp luật:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Về cơ bản, điều kiện để chủ thể được ký kết hợp đồng dịch vụ giống như điều kiện một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Đó là người giao kết phải có năng lực pháp luật dân sự, việc giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện cũng như nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp của bạn, công ty bạn hoàn toàn có quyền ký kết hợp đồng dịch vụ với người lao động nước ngoài đang sinh sống trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bản chất của hợp đồng dịch vụ là sự tự nguyện, thỏa thuận giữa các bên, cho nên để được làm việc cho công ty, người nước ngoài đó phải đáp ứng được những tiêu chuẩn liên quan đến nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ họ cung cấp mà công ty đề ra. Ngoài ra, để hợp đồng này có hiệu lực, yêu cầu giữa các bên ký kết phải có năng lực pháp luật, tự nguyện ký hợp đồng và nội dung hợp đồng dịch vụ không vi phạm pháp luật.
Ngoài những điều kiện trên, theo điểm c khoản 1 Điều 2 nghị định 11/2016/NĐ-CP:
“1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
c,Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;”
Theo các quy định trên, có thể kết luận với trường hợp người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, thực hiện các loại hợp đồng trong đó bao gồm cả hợp đồng dịch vụ, họ phải được Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động. Như vậy để người lao động đang ở trong Việt Nam được thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ cho công ty bạn, công ty bạn sẽ phải làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Các văn bản pháp luật quy định về việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Bộ luật lao động số: 45/2019/QH14 của Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực ngày 01/01/2021.
- Nghị định Số: 152/2020/NĐ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam và tuyển dụng, quản lý người lao động việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại việt Nam.
- Thông tư số: 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử.
- Danh sách số: 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05/02/2015 của Bộ Y tế về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thẩm quyền khám sức khỏe cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Quy định về ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận