Ngày đóng tiền điện luôn là một ẩn số lớn đối với người sử dụng điện dù lâu năm. Vậy làm sao để biết ngày đóng tiền điện? Ngày chốt số điện và lịch đóng phí là khi nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Kỳ hóa đơn tiền điện là gì? Ý nghĩa?
Kỳ hóa đơn tiền điện là gì? Ý nghĩa?
1. Hóa đơn tiền điện là gì?
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các khái niệm sau:
– Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định pháp luật.
– Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Từ đó có thể hiểu rằng hoá đơn tiền điện là chứng từ do bên cung cấp điện lập, ghi nhận thông tin về tiền điện, cung ứng dịch vụ theo quy định pháp luật.
2. Ý nghĩa của hoá đơn tiền điện
Đối với người mua, hóa đơn là một bằng chứng quan trọng, thể hiện việc mình đã trả tiền để hưởng sản phẩm. Đặc biệt trong các ngành cung cấp dịch vụ như du lịch, giáo dục, y tế, thì người mua cần phải giữ kỹ hóa đơn để là một bằng chứng quan trọng trong việc mình đã đóng đầy đủ chi phí để được hưởng dịch vụ. Nếu mất hóa đơn, người mua sẽ không có quyền kiện cáo khi xảy ra các tranh chấp mâu thuẫn.
Đối với người bán, hóa đơn là một bộ phận quan trọng để xác định ngày-giờ-tháng cung cấp sản phẩm dịch vụ. Hóa đơn sẽ thể hiện những thông tin liên quan đến hai bên mua-bán nhằm ghi lại lịch sử hoạt động kinh doanh của đơn vị, cũng như là đảm bảo sự uy tín chất lượng của khách hàng. Người bán cần phải có hóa đơn để làm đối chất với người mua một khi xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp.
Đối với các hoạt động mua bán, hóa đơn để sự một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để nói đến vai trò của hóa đơn thì ta nhất định phải nói đến vai trò của nó trong kế toán, vì nó là một chứng từ quan trọng giúp cho kế toán hoàn thành được công việc của mình, nếu như không thu được đầy đủ hóa đơn hoặc hóa đơn có sai sót thì toàn bộ phần việc về sau của kế toán không thể nào hoàn thành một cách thuận lợi.
Trước hết, hóa đơn là chứng từ gốc mà kế toán phải lưu lại để hoàn thành sổ sách kế toán của ngày-tháng-năm-quý. Tiếp đến hóa đơn sẽ là cơ sở để người kế toán kê khai các loại thuế, quyết toán, hạch toán cuối năm, làm các báo cáo tài chính để trình cho giám đốc hoặc cơ quan thuế. Do đó kiểm tra hóa đơn là một phần không thể thiếu trong các khâu kế toán, đã làm cho loại chứng từ này trở nên vô cùng quan trọng.
3. Kỳ hóa đơn tiền điện là gì? Ý nghĩa?
Ngày đóng tiền điện là khi nào?
Như đã đề cập, không có ngày đóng tiền điện EVN (Électricité du Vietnam: Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cụ thể trong tháng mà sẽ dao động trong khoản thời gian nhất định. Theo Cục điều tiết Điện lực, có các quy ước chung về lịch tính ngày chốt số điện, lịch thông báo hóa đơn và đóng tiền điện.
Ngày chốt số điện
Mỗi tháng, ngày chốt số điện sẽ thường rơi vào ngày 20 và 21 ở hầu hết các khu vực, địa phương tại Việt Nam. Trong đó, ký hiệu P GCS (Indicator recording date) trên hóa đơn tiền điện có ý nghĩa là phiên ghi chỉ số ngày 21 tháng ghi chỉ số.
Lịch thông báo hóa đơn
Sau khi nhân viên điện lực đo lường và chốt chỉ số điện, bạn sẽ nhận được hóa đơn điện trong khoảng thời gian từ ngày 10 – 14 tháng sau là chậm nhất. Qua đó, bạn có thể ước lượng rằng thời điểm nhận thông báo hóa đơn sẽ chênh lệch khoảng 10 ngày so với mốc thời gian chốt số điện.
Lịch thanh toán tiền điện
Theo quy định trong hợp đồng mua bán điện tiêu chuẩn, ngày thanh toán tiền điện thông thường sẽ từ 5 – 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo hóa đơn điện. Tuy nhiên, thời hạn thanh toán tiền điện sẽ có sự chênh lệch một ngày giữa các thành phố hoặc khu vực. Bạn cần lưu ý kỹ thời gian thu phí điện phổ biến nhất trong khu vực sinh sống nhằm có kế hoạch đóng tiền điện và chi tiêu phù hợp. Nếu bạn vượt quá thời hạn thanh toán tiền điện, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng cắt điện theo đơn vị cung cấp điện.
Ý nghĩa của kỳ hoá đơn tiền điện: Kỳ hoá đơn tiền điện là cơ sở, căn cứ để bên mua và bên cung cấp điện thực hiện việc thanh toán. Từ đó xác định được việc thanh toán đúng hạn hay chưa, nếu trên hạn thanh toán thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Luật điện lực.
4. Trễ hạn thanh toán tiền điện sẽ như thế nào?
Theo quy định, nếu bạn bị quá hạn thanh toán tiền điện, bạn sẽ bị cắt điện sinh hoạt. Trong trường hợp này, bạn phải tiến hành đóng tiền điện còn nợ cộng với phí nộp phạt trễ hạn theo quy định trong hợp đồng mua bán điện.
Quy định về quá hạn nộp tiền điện
Theo luật điện lực sửa đổi năm 2012 quy định “Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán thông báo 2 lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cung cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24h và không chịu thiệt hại về việc ngừng cấp điện do bên mua điện gây ra.“
Nói cách khác, sau 15 ngày kể từ ngày hạn chót đóng tiền điện, điện sinh hoạt của gia đình sẽ bị ngắt tạm thời nếu bạn không thanh toán đầy đủ hóa đơn tiền điện. Để có thể sử dụng điện trở lại, bạn cần thanh toán nhanh chóng khoản phí điện còn nợ. Bạn có thể thanh toán tiền điện bằng nhiều phương thức khác nhau, kể cả thông qua dịch vụ thu hộ tiền điện với ngân hàng hoặc các tổ chức trung gian.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Kỳ hóa đơn tiền điện là gì? Ý nghĩa? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận