Kinh tế quốc tế là gì? Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, mở rộng giao lưu giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu đang ngày càng phát triển. Do đó, kinh tế không chỉ được thiết lập trong khuôn khổ một quốc gia mà còn là sự giao dịch giữa các nước với nhau, điều này làm phát sinh định nghĩa kinh tế quốc tế. Vậy kinh tế quốc tế là gì? Hãy tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong bài viết sau đây.
1. Kinh tế quốc tế là gì?
Nói một cách khái quát, kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Đây còn là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành thuộc khối nhóm kinh doanh, đào tạo các nghiệp vụ thực hiện các hoạt động kinh doanh bên ngoài phạm vi quốc gia như các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,…
2. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
“Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ thống nhất được với nhau kể cả dành cho nhau những ưu đãi, tạo ra những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau nhằm khai thác khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình”.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:
- Về thương mại, đầu tư: sau khi gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, điều này thể hiện rõ qua sự tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Về đối ngoại: hiện nay, Việt Nam có quan hệ hữu nghị hợp tác với 189 quốc gia, trong đó 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế với hơn 230 nền kinh tế, đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trên khía cạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và cải cách môi trường kinh doanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại cho Việt Nam những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho công cuộc đổi mới đất nước. Từ đó, cần phải xây dựng một tiến trình hội nhập phù hợp với sự phát triển trong tương lai và cần phải thúc đẩy hơn nữa các hoạt động kinh tế quốc tế.
3. Nội hàm của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, nền kinh tế phát triển theo quy mô kinh tế mở: mở rộng các dòng hàng hoá, kỹ thuật, dịch vụ, nguồn nhân lực,…. giữa các quốc gia, cho phép giao lưu trên phạm vi toàn cầu.
Thứ hai, quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế khu vực và thế giới dựa trên 04 nguyên tắc cơ bản:
- Công bằng;
- Tự do hoá thương mại;
- Có đi có lại;
- Công khai hoá chính sách thương mại, chính sách đầu tư.
Thứ ba, hoạt động kinh tế của quốc gia phát triển và được thực hiện trên cơ sở các hiệp định thương mạu song phương và đa phương với sự cam kết thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử, tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
Thứ tư, điều chỉnh quan hệ kinh tế - thương mại của một quốc gia với thế giới bên ngoài dựa trên các quy định và nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trên đây là một số thông tin liên quan đến kinh tế quốc tế là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận