Khái niệm kinh tế hợp tác xã

Từ lâu hợp tác xã đã không còn gì xa lạ đối với hợp tác xã, đặc biệt là với đất nước đang phát triển với nền kinh tế nông nghiệp như hiện nay. Để giải đáp thắc mắc về Khái niệm kinh tế hợp tác xã mời các bạn theo dõi bài viết sau của ACC.

Khái Niệm Kinh Tế Hợp Tác Xã

Khái niệm kinh tế hợp tác xã

1. Khái niệm

Hiện nay pháp luật vẫn chưa có định nghĩa về kinh tế hợp tác xã tuy nhiên theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 hợp tác xã được định nghĩa như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

2. Đặc Điểm Của Hợp Tác Xã

Hợp tác xã vừa là tổ chức kinh tế vừa là tổ chức xã hội

  • Là một tổ chức kinh tế , hợp tác xã là một doanh nghiệp được thành lập nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm lợi ích của người lao động của tập thể và của xã hội.
  • Là một tổ chức xã hội, hợp tác xã là nơi người lao động nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất cũng như trong đời sống vật chất và tinh thần.

Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc

  • Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã.
  • Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi.
  • Quản lý dân chủ và bình đẳng.
  • Phân phối đảm bảo lợi ích xã viên và  phát triển của hợp tác xã.
  • Hợp tác và phát triển cộng đồng

Đầu tiên, xét về góc độ kinh tế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội. Tính xã hội của hợp tác xã thể hiện ở chỗ:

  •  Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.
  • Tổ chức quản lí: thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau.
  • Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo việc làm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế thất nghiệp trong xã hội.

3. Ưu điểm loại hình hợp tác xã

Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia;

Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn;

Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.

4. Tại sao hợp tác xã không được ưa chuộng?

Hợp tác xã là một mô hình kinh tế nhưng lại không được ưa chuộng thành lập và hoạt động rộng rãi như hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, chủ yếu tập trung ở khi vực nông thôn. Mặc dù có tư cách pháp nhân, được tự do đăng ký kinh doanh các ngành nghề…nhưng lại ít được lựa chọn khi thành lập tổ chức kinh tế.

  1. Số lượng thành viên đăng ký tối thiểu phải là 7 thành viên

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã là 7. Mô hình này được là coi khó thành lập, bởi lẽ việc thành lập tổ chức kinh tế vừa và nhỏ đang chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy, số lượng cá nhân, tổ chức góp vốn để thành lập không quá nhiều.  Bên cạnh đó, số lượng thành viên trên 7 thì cũng có nhiều lựa chọn khác như công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Khi thành lập Hợp tác xã thì không thể chuyển sang các mô hình kinh tế khác. Trong khi đó, nếu thành lập doanh nghiệp thì có thể chuyển sang các loại hình doanh nghiệp khác nếu đủ điều kiện.

  1. Tỉ lệ phân quyền của các thành viên là ngang bằng nhau

Khoản 3 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012 quy định, thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Như vậy, tỷ lệ vốn góp dù có chênh lệch thì các thành viên vẫn có quyền bình đẳng như nhau. Điều này hoàn toàn trái ngược với công ty cổ phần, tỷ lệ biểu quyết sẽ phục thuộc vào số cổ phần sở hữu, trường hợp góp vốn nhiều hơn, sở hữu nhiều cổ phần hơn thì sẽ có quyền biểu quyết cao hơn và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.

  1. Cách thức phân phối lợi nhuận của hợp tác xã không được ưa chuộng

Khoản 3 Điều 46 quy định như sau:

“3. Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:

  1. a) Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
  2. b) Phần còn lại được chia theo vốn góp;
  3. c) Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;”

Như vậy, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

Mặc dù Hợp tác xã phải có quy định về tỷ lệ và phương thức phân phối lợi nhuận nhưng cách thức phân phối này có phần không rõ ràng khi đánh giá mức độ sản phẩm và công sức đóng góp của thành viên. Bên cạnh đó, người góp vốn vào các tổ chức kinh tế luôn mong muốn được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.

  1. Hình thức huy động vốn không linh hoạt

Hợp tác xã không có nhiều hình thức huy động vốn như doanh nghiệp.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 43 Luật Hợp tác xã quy định, vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tăng trong trường hợp đại hội thành viên quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu hoặc huy động thêm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc kết nạp thành viên, hợp tác xã thành viên mới.

Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu…

  1. Quyền góp vốn, mua cổ phần tại các tổ chức kinh tế khác bị hạn chế

Đây cũng là một hạn chế lớn của Hợp tác xã. Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, hợp tác xã không được góp vốn, mua cổ phần đối với các ngành, nghề không phải ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã.

Tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp không được vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.

Trên đây là bài viết Khái niệm kinh tế hợp tác xã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về hợp tác xã cũng như đặc điểm và ưu nhược điểm của hợp tác xã. Nếu trong quá trình làm bài luận bạn còn gặp bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với ACC.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo