Kinh tế học vĩ mô là gì? (Cập nhật 2022)

Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực bao quát nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty, hộ gia đình và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế. ACC mời bạn cùng tìm hiểu thêm thông tin về kinh tế học vĩ mô thông qua bài viết Kinh tế học vĩ mô là gì? (Cập nhật 2022)

Kinh Tế Học Vĩ Mô Là Gì (cập Nhật 2022)

Kinh tế học vĩ mô là gì? (Cập nhật 2022)

1. Kinh tế học vĩ mô là gì?

Kinh tế vĩ mô (macroeconomics) là ngành của kinh tế học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Các phân tích kinh tế vĩ mô đa phần tập trung nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của chúng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic), là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.

Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình:

  • Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế).
  • Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết trong kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế từ đó đưa ra các chiến lược quản trị.

2. Các lĩnh vực phân tích của kinh tế vĩ mô 

Kinh tế học vĩ mô đo lường và phân tích bất kỳ yếu tố quan trọng nào có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một số yếu tố thường được sử dụng là:

Thương mại quốc tế và toàn cầu hóa: Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia là một yếu tố quan trọng tác động tích cực hoặc tiêu cực tới nền kinh tế của một quốc gia.

Các quy định của chính phủ: Các quy định được chính phủ ban hành có thể tác động mạnh tới môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tăng trưởng việc làm và thất nghiệp: Thị trường lao động là một yếu tố quan trọng quyết định tình trạng của nền kinh tế.

Chính sách tài khóa: Cách thức chính phủ chi tiêu tiền có thể ảnh hưởng đến tình trạng của nền kinh tế. Ví dụ, Hoa Kỳ đã chi rất nhiều tiền cho các chương trình công trình đầu tư công trong những năm 1930 để cố gắng đưa đất nước thoát khỏi cuộc Đại suy thoái.

3. Tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô 

Kinh tế học vĩ mô đo lường, phân tích các tác nhân của nền kinh tế để đưa ra dự đoán về xu hướng tiếp theo. Biết được xu hướng của nền kinh tế sẽ giúp chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.

Nếu bạn là nhà đầu tư, kinh tế học vĩ mô cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế. Từ đó, bạn có thể hiểu được những gì đang xảy ra trên thị trường, đưa ra dự đoán và có quyết định đầu tư phù hợp.

Giả sử sau khi bạn thực hiện nghiên cứu kinh tế vĩ mô và thấy rằng nền kinh tế đang có những dấu hiệu hồi phục sau thời gian suy thoái như tỷ lệ thất nghiệp giảm, lạm phát được kiểm soát tốt, tăng trưởng GDP tốt thì bạn có thể xem xét đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu.

4. Các hạn chế của kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô phân tích toàn bộ nền kinh tế, không tập trung vào đối tượng riêng lẻ trên thị trường. Vì vậy, kinh tế học vĩ mô có thể không dùng để giải thích vận động của một nhóm ngành hoặc một doanh nghiệp đơn lẻ.

Ngoài ra, kinh tế vĩ mô tập trung phân tích GDP, không xem xét thu nhập của từng người dân, vì vậy nó có thể không phản ánh đúng các yếu tố như bất bình đẳng thu nhập. Chẳng hạn như một quốc gia có vẻ đang phát triển mạnh, nhưng một phần lớn người dân vẫn đang trong tình trạng đói nghèo. Từ đó có thể thấy thành quả của nền kinh tế xuất phát từ một bộ phận nhỏ người dân.

Một hạn chế khác của kinh tế học vĩ mô là nhiều yếu tố đưa ra các tín hiệu mâu thuẫn với nhau trong việc dự đoán xu hướng của nền kinh tế. Có quá nhiều biến số thay đổi liên tục, vì vậy rất khó để xây dựng một mô hình dự đoán chính xác.

Kinh tế vĩ mô là một môn khoa học xã hội, nó khác với bộ môn khoa học tự nhiên như hóa học. Ở môn hóa, bạn có thể đưa ra kết quả chính xác là khi trộn dung dịch A và dung dịch B, chúng ta sẽ thu được hỗn hợp C. Nhưng kinh tế học vĩ mô không thể đưa ra các kết quả chính xác khi kết hợp các yếu tố với nhau.

Các sự kiện đáng chú ý xảy ra tác động rất mạnh đến nền kinh tế như dịch bệnh Covid-19, kinh tế học vĩ mô không dự đoán được.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Kinh tế học vĩ mô là gì? (Cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo