Hoạt động kinh tế đối ngoại là gì?

Kinh tế đối ngoại là hoạt động tất yếu khách quan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho sự phát triển của các nước đang phát triển, có nền kinh tế mở cửa, nhất là trong giai đoạn ngày càng hội nhập, giao thương và toàn cầu hóa như hiện nay. Vậy Hoạt động kinh tế đối ngoại là gì? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hoạt động kinh tế đối ngoại là gì?
Hoạt động kinh tế đối ngoại là gì?

1. Hoạt động kinh tế đối ngoại là gì?

Hoạt động kinh tế đối ngoại được hiểu là những hoạt động về hợp tác đầu tư với nước ngoài gồm các hoạt động thu hút nguồn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA), ngoại thương xuất khẩu - nhập khẩu, các hoạt động dịch vụ du lịch, phân công lao động quốc tế, vận tải,... và các hoạt động hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ với nước ngoài.

Dưới góc độ ngành học, khái niệm kinh tế đối ngoại được hiểu là ngành học có sự tìm hiểu chuyên sâu các vấn đề về mối quan hệ trao đổi, giao dịch ngoại thương giữa hai lãnh thổ, địa giới khác nhau lên toàn quốc.

Dưới góc độ kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một nước với các nước khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế, được nghiên cứu từ góc độ nền kinh tế của nước đó.

2. Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại

Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ hoặc liên quan đến các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động kinh tế đối ngoại không phải là các quy phạm pháp luật đơn lẻ mà chúng được tập hợp thành các nguyên tắc pháp lý, các chế định, các quy định hàm chứa trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, giao kết hoặc phê chuẩn, trong các văn bản luật và dưới luật có liên quan nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh từ các hoạt động kinh tế đối ngoại theo một trật tự pháp lý nhất định nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.

Tuy nhiên, để có thể xem xét những đặc điểm cơ bản cua pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, cần căn cứ vào chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, căn cứ vào nguồn luật, các nguyên tắc hoạt động, các chế định pháp luật cụ thể thuộc nội dung của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì vậy, muốn hiểu rõ về pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, cần phân tích những đặc điểm cơ bản này của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

Nguồn của pháp luật kinh tế đối ngoại là tổng hợp tất cả các văn bản pháp luật và các hình thức khác chứa đựng những quy phạm liên quan đến ngành Luật kinh tế. Nguồn của pháp luật kinh tế ở nước ta bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật; Điều ước Quốc tế về Thương mại và tập quán thương mại.

3. Chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại

Chủ thể tham gia vào các quan hệ phát sinh từ hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng. Các chủ thể này có thể là các hãng, các công ty, các xí nghiệp, các hiệp hội, kể cả các tập đoàn quốc tế, các công ty mẹ, công ty con, các công ty xuyên quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh...

4. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong hoạt đông kinh tế đối ngoại

Những nguyên tắc pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại là những nguyên tắc do Tư pháp quốc tế quy định, bao gồm:

- Nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại và hiệu lực của hệ thông pháp luật quốc tế bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia;

- Nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng thể chế chính trị, các trật tự kinh tế, cơ chế điều hành và quản lý kinh tế, các hình thức sở hữu do pháp luật mỗi nước quy định;

- Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, cạnh tranh hợp pháp và công băng giữa các chủ thê (trong nước và nước ngoài) khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Ngoài các nguyên tắc pháp lý quốc tế trên, khi tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại ở trong nước hay ở nước ngoài, các chủ thể của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại còn phải tuân thủ các nguyên tắc do pháp luật mỗi nước quy định căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Ví dụ, khi tham gia vào quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa, các chủ thể phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện mà nội dung của nó cho phép các chủ thể “tự do, tự nguyện thỏa thuận, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào” (Điều 11 Luật Thương mại năm 2005).

Trên đây là nội dung liên quan đến Hoạt động kinh tế đối ngoại là gì? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. ảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn, giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ công ty luật ACC để được giải đáp và tư vấn một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo