Kinh Nghiệm Và Thủ Tục Mở Cửa Hàng Bánh Kem (Quy Trình 2024)

Bánh kem là một loại đồ ăn phổ biến, đặc biệt là trong các dịp lễ, sinh nhật, đám cưới.  Bài viết dưới đây chia sẻ một số kinh nghiệm và thủ tục mở cửa hàng bánh kem.

Kinh Nghiệm Và Thủ Tục Mở Cửa Hàng Bánh Kem (Quy Trình 2020)
Kinh Nghiệm Và Thủ Tục Mở Cửa Hàng Bánh Kem (Quy Trình 2023)

1. Các loại bánh kem phổ biến

Bánh Tiramisu: Bánh Tiramisu là một loại bánh có nguồn gốc từ nước Ý, được làm thành một ổ bánh to và trang trí hấp dẫn thành tâm điểm của một bữa tiệc sinh nhật. Những phần cốt bánh mềm xốp được thấm đẫm với hương vị cà phê và rượu rum, cùng với phần kem được phết ở giữa béo ngậy.

Bánh Mousse: Là loại bánh lạnh trở nên thịnh hành trong những năm trở lại đây, chiếc bánh Mousse có ưu điểm là dễ làm, nhanh gọn và không cần sử dụng đến lò nướng. Những hương vị cho thêm vào chiếc bánh này có thể cực kì đa dạng, như trái cây, chocolate, trà xanh…

Bánh kem lạnh (ice cream cake): Bánh kem là một dòng bánh khá mới lạ, có công thức chế biến khá khác lạ những dòng bánh truyền thống. Phần cốt bánh gato được dùng là nguyên liệu của dòng bánh kem lạnh. Kem được cho vào khuôn bánh gato, cho vào ngăn đá tủ lạnh để đông, tách ra và thực hiện xếp lớp với các lớp kem mỏng tương tự tạo nên một chiếc bánh lớn. Tuy nhiên với bánh kem lạnh chúng ta không thể để lâu ở nhiệt độ thông thường.
Bánh Cheesecake: Bánh Cheesecake tương tự như dòng bánh Mousse, tuy nhiên những nguyên liệu để làm nên loại bánh này ngoài Whipping Cream còn có Cream Cheese có vị chua béo ngậy. Đây là những thành phần chính để làm nên độ ngon không thể chối từ của loại bánh này.

2. Kế hoạch kinh doanh cửa hàng bánh kem

Kế hoạch mở cửa hàng bánh kem thường có những bước sau:

Bước 1: Chọn loại bánh kinh doanh

Bạn muốn mở cửa hàng bánh kem? Trước hết, bạn cần lựa chọn loại bánh mình sẽ kinh doanh. Bạn sẽ kinh doanh một loại bánh có nhiều vị hay kinh doanh nhiều loại bánh?

Bước 2: Chọn cách thức kinh doanh

Bạn sẽ mở một cửa hàng có địa điểm kinh doanh cố định hay mở tiệm bánh kem online? Bạn sẽ tự làm bánh hay nhập bánh về bán?

Bước 3: Dự kiến chi phí

Tùy thuộc vào cách thức kinh doanh, chi phí phát sinh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có một số loại chi phí thông thường là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang thiết bị,…

Bước 4: Chọn địa điểm kinh doanh (nếu cần)

Tùy thuộc vào khả năng tài chính của bản thân, lựa chọn một số địa điểm phù hợp làm địa điểm mở cửa hàng bánh kem

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, nên tham khảo tư vấn mở cửa hàng bánh kem của những người bạn bè, đối tác trong nghề có liên quan.

  • Kinh nghiệm mở cửa hàng bán bánh kem

Kinh nghiệm trong kinh doanh nói chung và kinh nghiệm mở cửa hàng bán bánh kem nói riêng là cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu kinh doanh. Sự chuẩn bị bao gồm cả việc lên kế hoạch, xây dựng những mối quan hệ xung quanh, khả năng tài chính,… Tùy từng trường hợp, chi phí mở cửa hàng bán bánh kem sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào, trong kinh doanh luôn ẩn chứa nhiều yếu tố bất ngờ, do đó, cần chuẩn bị tốt về mặt tinh thần để có thể đối mặt và vượt qua những khó khăn trong quá trình kinh doanh.

3. Thủ tục mở cửa hàng bánh kem

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Tùy thuộc vào từng loại hình công ty, hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên thường gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ công ty ;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với những hồ sơ hợp lệ. Sau khi thành lập, cá nhân, tổ chức cần thực hiện các thủ tục sau thành lập thì đăng ký mẫu dấu, công bố thông tin,….

Bước 3: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.

Bước 3: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị;

Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

Trên đây là một số thông tin về kinh nghiệm và thủ tục mở cửa hàng bánh kem. Nhìn chung, vì là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, khi muốn kinh doanh ngành nghề này, các cá nhân, tổ chức cần có sự chuẩn bị chu đáo và thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép con để việc kinh doanh được hợp pháp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (791 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo