Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng (Cập nhật 2024)

Hiện nay, thị trường xây dựng ngày càng phát triển, cũng chính vì thế nên nhiều người có ý định thành lập công ty xây dựng. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc tiến hành thành lập công ty xây dựng thì cần chuẩn bị những điều gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin về kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng

THIẾU HÌNH

1. Lựa chọn loại hình công ty

Hiện nay có nhiều hình thức thành lập công ty xây dựng: công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. 

Quý khách hàng nên cân nhắc lựa chọn một trong hai hình thức là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

  • Công ty tnhh bao gồm có công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty TNHH một thành viên do một cá  nhân hoặc một tổ chức góp vốn thành viên, công ty TNHH hai thành viên có từ hai đến dưới năm mươi thành viên góp vốn thành lập công ty. Các thành viên góp vốn thành  lập công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm trong  phạm vi vốn đã góp  vào công ty xây dựng.
  • Công ty  cổ phần có ít nhất ba cổ đông cùng góp vốn thành lập, các cổ đông  chỉ chịu trách nhiệm trong  phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Công ty TNHH xây dựng không được phát hành các loại chứng  khoán để huy động vốn, công ty cổ phần xây dựng có thể phát hành các loại chứng khoán để huy  động vốn.

2. Kê khai vốn điều lệ

Ngành nghề xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty xây dựng không cần phải chứng minh vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định nên bạn có thể linh động lựa chọn một mức vốn nào  đó để đăng ký kinh doanh.

Khi thành lập công ty riêng làm xây dựng, doanh nghiệp cần lưu ý là phải chuẩn bị đủ vốn tối thiểu. Vốn tối thiểu này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính hay vốn góp của từng doanh nghiệp, hơn nữa, một số trường hợp còn phụ thuộc vào quy định về vốn của từng ngành nghề.

Bên cạnh vốn tối thiểu, doanh nghiệp sẽ cần kê khai vốn điều lệ phù hợp theo khả năng hoặc quy định mỗi ngành nghề sẽ kinh doanh: Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không có yêu cầu về vốn thì có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy ý, tức là tùy vào khả năng tài chính hay mong muốn doanh nghiệp.

3. Đặt tên công ty xây dựng

Tên công ty không được trùng lặp và không thuộc vào điều cấm của Luật doanh nghiệp 2014. Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty. Tên của công ty xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó. Tên công ty xây dựng có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.

4. Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Thành lập công ty xây dựng thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Mời bạn tham khảo thêm về thủ tục thành lập công ty xây dựng: https://accgroup.vn/thanh-lap-cong-ty-xay-dung/

5. Xây dựng thương hiệu  

Nên kết hợp marketing truyền thống và marketing online để có được lượng khách hàng ổn định.

Để có những điều kiện thuận lợi và tránh được những rủi ro trong quá trình thành lập công ty xây dựng. Bài viết trên đây mong muốn chia sẻ những thông tin hữu ích về kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng đến với bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (234 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo