Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa đi công tác Mỹ

 

 Việc xin visa đi công tác Mỹ có thể là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để có thể vượt qua buổi phỏng vấn visa một cách suôn sẻ, bạn cần nắm rõ các yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và biết cách trả lời các câu hỏi của viên chức lãnh sự một cách thuyết phục. Bài viết này sẽ chia sẻ những Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa đi công tác Mỹ giúp bạn tự tin hơn

Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa đi công tác Mỹ

Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa đi công tác Mỹ 

1. Những câu hòi thường gặp khi xin Visa đi Công tác Mỹ

Những câu hỏi cơ bản về cá nhân

Dưới đây là những câu hỏi phổ biến mà bất kỳ đương đơn nào khi Phỏng vấn Visa Mỹ đều có thể gặp phải. Mục đích của những câu hỏi này là để Viên chức Lãnh Sự có cái nhìn tổng quát về bản thân bạn, về mục đích chuyến đi, và về sự chuẩn bị của bạn. Hãy nhớ rằng, dù là những câu hỏi đơn giản, nhưng việc trả lời một cách sơ sài, thiếu thông tin, hoặc không rõ ràng có thể khiến Viên chức Lãnh Sự nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ xin visa của bạn.

Hãy tự tin và trả lời những câu hỏi này một cách trung thực, đầy đủ thông tin. Dưới đây là một số ví dụ về những câu hỏi phổ biến và cách bạn có thể trả lời:

• Bạn sang Mỹ để làm gì? (Câu hỏi bắt buộc mà hầu như ai cũng sẽ được hỏi)
Hãy nêu rõ mục đích chuyến đi của bạn: du lịch, công tác, thăm thân, học tập, … Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về kế hoạch của mình như: địa điểm bạn sẽ đến, lịch trình dự kiến, các hoạt động bạn dự định tham gia.

• Bạn có người thân ở Mỹ không? (Câu hỏi để kiểm tra xem bạn ngoài nơi công tác còn có thể đến nơi nào khác ở Mỹ nữa không)
Hãy trả lời một cách trung thực. Nếu có người thân ở Mỹ, hãy cung cấp thông tin về mối quan hệ của bạn với họ (con cái, vợ/chồng, anh/chị em, bố mẹ,…) và địa chỉ nơi ở của họ tại Mỹ. Nếu không có người thân ở Mỹ, bạn có thể nói rằng bạn sẽ lưu trú tại khách sạn hoặc nhà nghỉ.

• Bạn có gia đình chưa? (Câu hỏi về cá nhân bạn. Nếu bạn đã có gia đình đây sẽ là lợi thế cho việc xin Visa của bạn)
Hãy trả lời một cách trung thực. Nếu bạn đã có gia đình, bạn có thể chia sẻ về người thân của bạn và nêu rõ rằng bạn có trách nhiệm với gia đình và sẽ trở về Việt Nam sau chuyến đi.

• Đây có phải là lần đầu tiên bạn xin Visa Mỹ không? (Câu hỏi để kiểm tra thông tin cá nhân thông thường, bạn chỉ cần trả lời thành thật là “Có” hoặc “Không”)
Hãy trả lời thật thà và cung cấp thông tin chính xác.
Nếu đây không phải lần đầu bạn xin visa Mỹ, hãy chuẩn bị sẵn thông tin về những lần xin visa trước đó (ví dụ: loại visa, thời hạn visa, mục đích chuyến đi,…).

Những câu hỏi về công việc tại Việt Nam

Phần phỏng vấn về công việc tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hồ sơ xin visa của bạn. Viên chức Lãnh Sự sẽ muốn tìm hiểu kỹ về công việc hiện tại của bạn, để xem xét mức độ ổn định, khả năng tài chính và động lực của bạn khi muốn đến Mỹ.

• Bạn làm gì ở Việt Nam? (câu hỏi về nghề nghiệp hiện tại của bạn)
Hãy nêu rõ nghề nghiệp của bạn một cách chính xác, ví dụ: "Tôi là [tên nghề nghiệp] tại [tên công ty]."

• Mô tả sơ lược về công việc của bạn ở Việt Nam? (bạn phải trình bày sơ lược về quá trình làm việc của bạn. Đây là câu hỏi tuy đơn giản nhưng có tính chất quan trọng để kiểm tra xem bạn có thực sự đang làm việc trong lĩnh vực mà bạn đã khai hay không)
Hãy cung cấp một mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ về công việc hàng ngày của bạn, bao gồm những nhiệm vụ chính và trách nhiệm của bạn. Ví dụ: "Công việc của tôi bao gồm [liệt kê nhiệm vụ chính]. Tôi chịu trách nhiệm về [liệt kê trách nhiệm]."

• Địa chỉ công ty của bạn ở Việt Nam là ở đâu? (câu hỏi kiểm tra thông tin thông thường, bạn chỉ cần trả lời đầy đủ và chính xác địa chỉ công ty, gồm số, tên đường, phường / xã, quận / huyện, tỉnh / thành phố)
Hãy cung cấp đầy đủ thông tin về địa chỉ công ty, bao gồm số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

• Bạn đã làm việc tại công ty hiện tại bao lâu rồi?
Hãy cung cấp thông tin chính xác về thời gian bạn đã làm việc tại công ty hiện tại.

• Bạn có từng làm cho một công ty nào khác trước đây chưa?
Hãy trả lời một cách trung thực về lịch sử công việc của bạn. Nếu bạn đã làm việc cho các công ty khác trước đây, hãy nêu rõ tên công ty, thời gian làm việc và vị trí bạn đảm nhiệm.

• Bạn đã làm việc trong ngành nghề hiện tại được bao lâu?
Hãy cung cấp thông tin về tổng thời gian bạn đã làm việc trong ngành nghề hiện tại, bao gồm cả thời gian làm việc ở các công ty trước đây.

• Chức vụ của bạn trong công ty là gì? (câu hỏi này chỉ mang tính chất kiểm tra thông tin của đương đơn, bạn chỉ cần trả lời chi tiết và đúng sự thật)
Hãy nêu rõ chức vụ hiện tại của bạn trong công ty.

>>> Tham khảo bài viết Những thông tin cần biết về Visa L1 Mỹ

Những câu hỏi về thu nhập, tài sản

Phần phỏng vấn về thu nhập và tài sản là một phần quan trọng trong việc đánh giá khả năng tài chính của bạn khi muốn nhập cảnh vào Mỹ. Viên chức Lãnh Sự muốn đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng chi trả cho chuyến đi của mình và sẽ trở về Việt Nam sau khi chuyến đi kết thúc.

• Thu nhập của bạn hàng tháng / hàng năm là bao nhiêu? (Bạn cần lưu ý đưa ra con số chính xác, không nên đưa ra con số ước lượng)
Hãy cung cấp thông tin chính xác về thu nhập hàng tháng/hàng năm của bạn, phù hợp với những gì bạn đã khai báo trong Form DS-160.
Chuẩn bị sẵn các giấy tờ chứng minh thu nhập như bảng lương, giấy xác nhận thu nhập, sao kê tài khoản ngân hàng... để trình cho Viên chức Lãnh Sự khi được yêu cầu.

• Bạn có sở hữu thẻ tín dụng không? (câu hỏi để kiểm tra rằng bạn có khả năng chi tiêu trong thời gian ở Mỹ thông qua ngân hàng. Bạn cần làm thẻ tín dụng trước khi xin Visa Mỹ để có thể chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề này. Một câu trả lời “có” có thể sẽ ghi điểm cho bạn)
Hãy trả lời một cách trung thực về việc sở hữu thẻ tín dụng.
Nếu bạn có thẻ tín dụng, hãy nêu rõ tên ngân hàng phát hành, hạn mức tín dụng và thời gian sử dụng.
Việc sở hữu thẻ tín dụng cho thấy bạn có khả năng quản lý tài chính và có thể chi tiêu trong thời gian ở Mỹ.

• Bạn có đóng thuế đều đặn không? (đây cũng là câu hỏi “ghi điểm”, vì bạn sẽ có thêm lợi thế trong khi phỏng vấn nếu trả lời là “có”. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đóng thuế thì nên trả lời thành thật và đưa ra lý do hợp lý với Viên chức Lãnh Sự.)
Hãy trả lời một cách trung thực về việc đóng thuế của bạn.
Nếu bạn đóng thuế đều đặn, hãy nêu rõ loại thuế bạn đóng (thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT...) và thời gian đóng thuế.
Nếu bạn chưa đóng thuế, hãy giải thích lý do một cách rõ ràng và hợp lý.

• Bạn có đứng tên ngôi nhà / tài sản nào tại Việt Nam không? (câu hỏi kiểm tra khả năng tài chính của bạn, chỉ cần trả lời thành thật những tài sản có giá trị mà bạn đang sở hữu)
Hãy trả lời một cách trung thực về việc sở hữu bất động sản tại Việt Nam.
Nếu bạn có bất động sản, hãy nêu rõ loại bất động sản, địa chỉ và giá trị ước tính.
Việc sở hữu bất động sản cho thấy bạn có khả năng tài chính ổn định.

• Bạn có đang sở hữu bất động sản hay cơ sở kinh doanh ở nước ngoài không? (đây cũng là một câu hỏi kiểm tra khả năng tài chính)
Hãy trả lời một cách trung thực về việc sở hữu bất động sản hoặc cơ sở kinh doanh ở nước ngoài.
Nếu bạn có bất động sản hoặc cơ sở kinh doanh ở nước ngoài, hãy nêu rõ loại bất động sản/cơ sở kinh doanh, địa chỉ và giá trị ước tính.

Những câu hỏi về trình độ học vấn

Viên chức Lãnh Sự sẽ quan tâm đến trình độ học vấn của bạn để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và phù hợp với mục đích chuyến đi, đặc biệt là khi bạn đi công tác hoặc tham dự khóa đào tạo. Hãy trả lời những câu hỏi này một cách tự tin, trung thực và rõ ràng.

• Học vị cao nhất mà bạn đã từng đạt được là gì? (bạn chỉ cần trả lời về bậc học cao nhất của bạn, cùng chuyên ngành của bạn. Ví dụ như: “Tôi tốt nghiệp cử nhân ngành kỹ sư xây dựng.”)
Hãy nêu rõ bậc học cao nhất bạn đạt được và chuyên ngành học.

• Bạn có thể mô tả quá trình học vấn của bạn được không? (với câu hỏi này, bạn cần kể rõ mình đã từng học ở đâu một cách chính xác và ngắn gọn nhất. Càng những bậc học cao hơn, bạn càng phải trình bày chi tiết)
Hãy cung cấp thông tin về các trường học bạn đã theo học, từ bậc tiểu học đến bậc học cao nhất.
Nêu rõ tên trường, ngành học, thời gian học, và bằng cấp đạt được.

• Bạn tốt nghiệp đại học ngành gì? (Câu hỏi này chỉ để kiểm tra về chuyên ngành bạn học trước đây. Bạn chỉ cần trả lời thành thật và ngắn gọn)
Hãy nêu rõ ngành học bạn đã tốt nghiệp tại bậc đại học.

Những câu hỏi về chuyến công tác

Nếu bạn xin Visa Mỹ với mục đích công tác, Viên chức Lãnh Sự sẽ tập trung vào việc kiểm tra thông tin về chuyến đi của bạn, bao gồm lịch trình, nội dung, chi phí và mục tiêu của chuyến đi.

• Địa chỉ nơi công tác của bạn ở Mỹ? (Bạn cần trả lởi chi tiết về công ty hay hội trường nơi bạn sẽ tham dự buổi họi nghị, chuyến công tác, bao gồm cả số nhà, tên đường, khu vực, tỉnh, thành phố, bang,…)
Hãy cung cấp đầy đủ thông tin về địa chỉ nơi công tác của bạn tại Mỹ, bao gồm số nhà, tên đường, khu vực, tỉnh, thành phố, bang.

• Bạn có thể cho tôi xem lịch trình công tác của bạn ở Mỹ không? (Bạn cần chuẩn bị chi tiết lịch trình những ngày mà bạn đi Mỹ để công tác. Một số Viên chức Lãnh Sự sẽ yêu cầu bạn kể về lịch trình thay vì xem trên giấy, lúc này bạn không cần phải kể chi tiết như bản lịch trình soạn sẵn, nhưng bạn cần nắm những sự kiện chính của buổi hội thảo hay việc làm chính trong chuyến công tác để có thể trình bày cho Lãnh Sự Quán.)
Chuẩn bị sẵn lịch trình công tác chi tiết.
Nắm rõ những sự kiện chính và hoạt động dự kiến trong chuyến đi để có thể trả lời Viên chức Lãnh Sự một cách tự tin.

• Bạn có dự định sẽ ghé thăm bạn bè/người thân của bạn khi ở Mỹ không? (Câu hỏi này chỉ mang tính chất kiểm tra thông tin thông thường, nhưng bạn nên trả lời là “Không” vì nếu bạn có dự định sẽ thăm người thân, bạn bè của mình ở Mỹ trong quá trình công tác hay sau khi hoàn thành công việc, bạn nên nói rõ điều này ngay khi Viên chức Lãnh Sự hỏi câu đầu tiên “Bạn đi Mỹ để làm gì?.”)
Hãy trả lời một cách trung thực. Nếu bạn dự định thăm người thân/bạn bè, hãy nêu rõ kế hoạch và thời gian thăm viếng trong lịch trình.
(Đây cũng là một câu hỏi để xác nhận thông tin, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn những gì bạn nắm rõ về những đồng nghiệp sẽ cùng đi với bạn, hoặc nếu bạn là người duy nhất được cử đi, hãy trình bày rõ với Lãnh Sự Quán.) Hãy nêu rõ số lượng người đi công tác cùng bạn và cung cấp thông tin cơ bản về họ (chức danh, bộ phận).

• Ngoài mục đích công tác, bạn còn có dự định tham gia khóa học nào ở đây không? (Thông thường, nếu bạn có dự định thực hiện việc gì hay học thêm một lớp nào đó ngoài những lịch trình công tác chung tại Mỹ, hãy trình bày rõ ràng điểm này trong lịch trình, hay tốt hơn là ngay khi được hỏi “Bạn đi Mỹ để làm gì?”. Việc bạn kể thêm về một hoạt động mà trong lịch trình chưa đề cập sẽ khiến Viên chức Lãnh Sự nghi ngờ việc đi Mỹ của bạn.) Nếu bạn có kế hoạch tham gia khóa học, hãy nêu rõ tên khóa học, thời gian và địa điểm.

• Bạn có thể nói chi tiết về cuộc họp sắp tới mà bạn sẽ tham dự ở Mỹ không? (Bạn cần kể ra những mục tiêu, vấn đề chính mà buổi hội nghị bạn tham dự ở Mỹ sẽ đề cập đến, bởi Lãnh Sự Quán đang muốn kiểm tra thử bạn đang nắm rõ về mục đích chuyến đi của mình như thế nào)
Hãy giải thích rõ ràng mục tiêu và những vấn đề chính của buổi hội nghị/cuộc họp.

• Tôi có thể xem thư mời họp của bạn không? (Bạn cần chuẩn bị sẵn thư mời họp của đối tác hay công ty tại Mỹ trong hồ sơ bồ sung, để có thể đưa ra cho Lãnh Sự Quán kiểm tra.)
Chuẩn bị sẵn thư mời họp và các tài liệu liên quan để trình cho Viên chức Lãnh Sự khi được yêu cầu.

• Đối tác của bạn ở Mỹ tên gì? (Bạn chỉ cần đơn giản trình bày tên công ty ra cho Viên chức Lãnh Sự. Đôi khi, bạn sẽ tạo được thiện cảm hơn nếu Viên chức Lãnh Sự biết về công ty của bạn.)
Hãy nêu rõ tên công ty hoặc tổ chức của đối tác.

• Công ty mà bạn sẽ đến ở Mỹ có mối quan hệ gì với công ty của bạn ở Việt Nam? (Đây là điều mà bạn cần phải hỏi trước với cấp trên nắm rõ trước khi Phỏng vấn Visa Mỹ, vì Lãnh Sự Quán có thể hỏi về bất kỳ điều gì liên quan đến việc công tác của bạn, trong đó mối quan hệ giữa hai công ty cũng là vấn đề có thể sẽ được đề cập.)
Hãy giải thích rõ ràng mối quan hệ giữa hai công ty (ví dụ: đối tác, khách hàng, công ty mẹ/công ty con).

• Đối tác của bạn đang làm trong lĩnh vực nào? (Cũng tương tự với câu trên, bạn cần phải nắm rõ điều này trước khi vào phỏng vấn.)
Hãy nêu rõ lĩnh vực hoạt động của đối tác.

• Ai sẽ chi trả các khoản phí cho chuyến công tác của bạn? (Lãnh Sự Quán sẽ ưu tiên hơn cho những trường hợp đương đơn được công ty thanh toán toàn bộ chi phí cho chuyến công tác sang Mỹ, nhưng nếu bạn phải tự chi trả thì cũng không sao cả, hãy trả lời một cách trung thực. Nếu tự trả phí để tham gia hội thảo, bạn nên giải thích lý do cho Viên chức Lãnh Sự biết vì sao bạn phải làm như vậy.) Nếu bạn tự chi trả, hãy giải thích lý do và chứng minh khả năng tài chính của bạn.

• Bạn sẽ có được lợi ích gì sau khi hoàn thành khóa học / tham dự buổi hội thảo này ở Mỹ? (Câu hỏi này tuy đơn giản nhưng lại mang tính chất quan trọng, vì việc bạn sẽ học hỏi hay thu lại được lợi ích gì sau chuyến đi sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho mục đích chuyến đi của bạn. Khi bạn được cử đi hoặc quyết định tahm dự một buổi hội nghị xa xôi tận nửa vòng Trái Đất, nhưng lại không hề có mục tiêu nào rõ ràng có thể sẽ làm Viên chức Lãnh Sự nghi ngờ về tính xác thực chuyến đi của bạn.) Hãy nêu rõ những lợi ích bạn mong đợi đạt được từ chuyến đi.

2. Một số kinh nghiệm phỏng vấn xin visa đi công tác Mỹ

Phỏng vấn Visa Công Tác Mỹ thường được thực hiện bằng tiếng Anh. Dù khả năng tiếng Anh là một lợi thế, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Việc bạn thể hiện bản thân và mục đích chuyến đi một cách rõ ràng, tự tin và thuyết phục mới là chìa khóa để thành công.

• Tránh Sai Lầm Khi Sử Dụng Thư Mời:
- Nhiều người cho rằng có thư mời sẽ giúp tăng khả năng được cấp visa. Tuy nhiên, điều quan trọng là thư mời phải phù hợp với công việc bạn được mời, chứng minh được tính xác thực và hợp lý của chuyến đi.
- Viên chức Lãnh Sự sẽ xem xét kỹ lưỡng thư mời để đảm bảo tính xác thực và phù hợp với hồ sơ của bạn.
Nếu thư mời không phù hợp hoặc không chính xác, bạn sẽ bị loại ngay lập tức, và việc phỏng vấn chỉ mang tính chất hình thức.

• Chuẩn Bị Kỹ Lưỡng Cho Buổi Phỏng Vấn:
Nắm vững thông tin cơ bản về chuyến đi công tác của bạn:
- Thời gian đi.
- Thời gian lưu trú.
- Mục đích chuyến đi.
- Thông tin chi tiết về đối tác (tên công ty, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, mối quan hệ với công ty bạn).
- Chuẩn bị sẵn các tài liệu liên quan đến chuyến đi như lịch trình, thư mời, giấy tờ chứng minh công việc,...
- Luyện tập trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh một cách tự tin và lưu loát.

• Thể Hiện Sự Khát Khao & Tính Chân Thật:
- Hãy thể hiện sự nhiệt tình và mong muốn tham gia chuyến công tác.
- Nói rõ ràng về những lợi ích bạn mong đợi đạt được từ chuyến đi.
- Hãy thể hiện sự chân thành và sự cam kết của bạn với việc trở về Việt Nam sau khi kết thúc chuyến công tác.

• Lưu Ý Về Quyền Quyết Định Của Đại Sứ Quán:
Đại sứ quán Mỹ có quyền từ chối cấp visa mà không cần đưa ra lý do cụ thể. Luôn giữ thái độ tôn trọng và lịch sự trong suốt quá trình phỏng vấn.

Việc tìm hiểu kỹ thông tin về quy trình xin visa công tác Mỹ, các thủ tục cần thiết và các lưu ý khi phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn. ìm kiếm sự tư vấn của các chuyên gia hoặc đơn vị làm visa uy tín để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy nhớ rằng, việc chuẩn bị kỹ càng và thể hiện sự chân thành và tự tin sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công khi phỏng vấn Visa Công Tác Mỹ. Chúc bạn may mắn!

3. Câu hỏi thường gặp

Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi phỏng vấn xin visa đi công tác Mỹ?

Khi phỏng vấn xin visa đi công tác Mỹ, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
• Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng sau ngày dự định rời khỏi Mỹ.
• Đơn xin visa DS-160 đã điền đầy đủ và chính xác.
• Thư mời từ công ty hoặc đối tác tại Mỹ.
• Thư xác nhận công tác từ công ty hiện tại, nêu rõ mục đích chuyến đi và thời gian công tác.
• Bằng chứng tài chính, như sao kê ngân hàng hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập.
• Lịch trình chi tiết của chuyến đi, bao gồm các cuộc họp, hội thảo hoặc sự kiện sẽ tham dự.

Làm thế nào để trả lời câu hỏi về mục đích chuyến đi một cách thuyết phục?

Để trả lời câu hỏi về mục đích chuyến đi một cách thuyết phục, bạn nên:
• Nêu rõ mục đích chính của chuyến đi, ví dụ như tham dự hội thảo, gặp gỡ đối tác kinh doanh, hoặc tham gia các cuộc họp quan trọng.
• Cung cấp thông tin chi tiết về các sự kiện hoặc cuộc họp bạn sẽ tham dự, bao gồm thời gian, địa điểm và những người bạn sẽ gặp.
• Giải thích lợi ích của chuyến đi đối với công việc và công ty của bạn, cũng như cách nó sẽ đóng góp vào sự phát triển của công ty.
• Chuẩn bị sẵn các tài liệu hỗ trợ như thư mời, lịch trình chi tiết và các tài liệu liên quan khác.

Bạn nên làm gì nếu không hiểu câu hỏi của viên chức lãnh sự?

Nếu không hiểu câu hỏi của viên chức lãnh sự, bạn nên:
• Bình tĩnh và lịch sự yêu cầu viên chức giải thích lại câu hỏi hoặc nói chậm hơn.
• Sử dụng các cụm từ như "Xin lỗi, tôi chưa hiểu rõ câu hỏi. Anh/chị có thể giải thích lại được không?" hoặc "Anh/chị có thể nói chậm hơn một chút không?".
• Tránh đoán mò hoặc trả lời không chính xác. Việc trả lời sai có thể gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.
• Nếu cần, bạn có thể yêu cầu sự trợ giúp từ phiên dịch viên nếu có.

Làm thế nào để thể hiện sự tự tin trong buổi phỏng vấn?

Để thể hiện sự tự tin trong buổi phỏng vấn, bạn nên:
• Chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn, nắm rõ thông tin về chuyến đi, công việc và các chi tiết liên quan.
• Ăn mặc lịch sự và chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu.
• Giữ thái độ bình tĩnh, thoải mái và duy trì giao tiếp mắt với viên chức lãnh sự.
• Trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng, ngắn gọn và trung thực.
• Thể hiện sự hiểu biết và tự tin về mục đích chuyến đi và các kế hoạch của bạn trong thời gian ở Mỹ.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa đi công tác Mỹ . Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo