Bánh mì hiện nay rất được ưa chuộng. Chính vì vậy, việc kinh doanh bánh mì vô cùng phát triển. Tuy nhiên mở tiệm bánh mì cần những gì? Pháp luật có quy định gì khi mở tiệm bánh mì không? Bạn là người đang muốn mở tiệm bánh mì nhưng lại có vô vàn những thắc mắc. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ một số Kinh nghiệm mở tiệm bánh mì vốn ít lời nhiều
Kinh nghiệm mở tiệm bánh mì
1. Kinh nghiệm mở tiệm bánh mì vốn ít lời nhiều
1.1. Kinh nghiệm xác định số vốn
Để mở tiệm bánh mì nhỏ khoảng 20 chỗ ngồi thì cần khoản vốn 40 triệu.
Còn với những tiệm bánh mì có quy mô lớn, số vốn cần phải có là trên 50 triệu. Số vốn này dùng để mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết, tiền mua nguyên liệu, tiền thuê mặt bằng, kinh phí hoạt động dự trù trong vòng 3 tháng đầu tiên…
1.2. Kinh nghiệm thuê mặt bằng
Tùy vào quy mô mà mở quán có mặt bằng lớn hay nhỏ. Tiệm bánh mì thường nên mở ở nơi đông dân cư, gần trường học, hạn chế những nơi đã có quá nhiều tiệm bánh nổi tiếng trước đó.
1.3. Chất lượng sản phẩm tốt
Để có được những chiếc bánh mì ngon miệng và được trình bày đẹp mắt, đòi hỏi các đầu bếp có kỹ năng cùng kinh nghiệm chế biến tốt. Vì thế, trước khi mở tiệm bánh mì, bạn cần tạo điều kiện cho chính bản thân mình tham gia các khóa học làm bánh để có thể học được những kinh nghiệm quý giá từ giảng viên là những đầu bếp lâu năm trong nghề.
2. Mở tiệm bánh mì cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chủ kinh doanh xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Cửa hàng kinh doanh hoa quả phải đảm bảo những điều kiện theo Luật an toàn thực phẩm. Cụ thể:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất; kinh doanh thực phẩm theo quy định
- Có đăng ký ngành; nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Thủ tục đăng ký mở tiệm bánh mì
3.1. Đối với hình thức Hộ kinh doanh
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Ngành, nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Nộp hồ sơ
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.
3.2. Đối với hình thức Doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh.
- Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
- Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.
Nộp hồ sơ
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trên đây là một số chia sẻ về Kinh nghiệm mở tiệm bánh mì. Có thể khẳng định, Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn trong những năm vừa qua luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi luôn cam kết uy tín, trách nhiệm và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nếu có thắc mắc gì về Kinh nghiệm mở tiệm bánh mì hay về vấn đề khác hoặc muốn tư vấn về pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!