Quán chè mọc lên như nấm khiến các chủ cửa hàng cạnh tranh rất gắt gao, và bạn đang là người mới bước chân vào thị trường này. Vậy làm sao để “bon chen” vào môi trường kinh doanh này? Pháp luật có quy định gì về vấn đề này hay không? Cùng tham khảo những kinh nghiệm mở quán chè dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời thỏa đáng nhất nhé.
Kinh nghiệm mở quán chè
1. Kinh nghiệm mở quán chè vốn ít nhưng lợi nhuận cao 2021
Việc học hỏi kinh nghiệm mở quán chè từ những người đi trước sẽ giúp bạn rút ngắn con đường đến với thành công. Vậy những kinh nghiệm đó là gì?
1.1. Xác định vốn
Vốn là câu chuyện được bàn nhiều trong kinh doanh, với việc mở quán bán chè cũng vậy. Theo kinh nghiệm của nhiều người, để mở quán chè nhỏ khoảng 20 chỗ ngồi thì cần khoản vốn 40 triệu.
Còn với những quán chè có quy mô trên 50 chỗ ngồi, số vốn cần phải có là trên 50 triệu. Số vốn này dùng để mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết, tiền mua nguyên liệu, tiền thuê mặt bằng, kinh phí hoạt động dự trù trong vòng 3 tháng đầu tiên…
Giá bán trung bình ly chè trên thị trường hiện nay là 10.000 – 15.000 đồng. Với giá bán này cùng lượng khách ổn định, quán chè của bạn đã có thể thu hồi vốn một cách nhanh chóng trong vòng từ 4 – 5 tháng hoạt động.
1.2. Thuê mặt bằng và vật dụng cần thiết
Tùy vào quy mô mà mở quán có mặt bằng lớn hay nhỏ. Quán chè thường nên mở ở nơi đông dân cư, gần trường học, hạn chế những nơi đã có quá nhiều quán chè nổi tiếng trước đó.
Tiếp theo là chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc trang trí nội thất và nấu, phục vụ món chè như: bàn ghế, đen trang trí, nồi, ly, chén, muỗng… Những vật dụng thiết yếu nhất định phảicó này tưởng chừng như “mua ở đâu cũng vậy”, nhưng thực chất nếu biết cách lựa chọn một địa điểm mua thích hợp thì có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí hơn.
1.3. Chất lượng sản phẩm tốt
kinh nghiệm mở quán chè nữa là món chè được trình bày đẹp mắt sẽ thu hút thực khách từ ánh nhìn đầu tiên. Đồng thời, điều này sẽ tạo được ấn tượng của khách hàng với quán chè, giúp họ quay trở lại quán nhiều lần sau đó. Không chỉ thế, thông qua cách trình bày món chè, thực khách có thể cảm nhận được sự đầu tư thời gian, công sức của người đứng bếp để có thể tạo ra được món ăn ngon miệng, bắt mắt như vậy.
Để có được món chè ngon miệng và được trình bày đẹp mắt, đòi hỏi các đầu bếp có kỹ năng cùng kinh nghiệm chế biến tốt. Vì thế, trước khi mở quán bán chè, bạn cần tạo điều kiện cho đầu bếp hoặc chính bản thân mình tham gia các khóa học nấu chè để có thể học được những kinh nghiệm quý giá từ giảng viên là những đầu bếp lâu năm trong nghề.
Một số loại chè thường xuất hiện trong thực đơn mà bạn có thể bắt gặp là chè bưởi, chè mít, chè hạt sen, chè thái, chè đậu đỏ, chè đậu xanh, bánh flan, sâm bổ lượng, trái cây dầm, trái cây dĩa, sữa chua trái cây…
2. Kinh nghiệm mở quán chè – Đăng ký kinh doanh
kinh nghiệm mở quán chè phải đảm bảo yếu tố về mặt pháp lý, cụ thể:
2.1. Thông tin cần chuẩn bị trước thành lập
+ Ngành nghề kinh doanh: Để có thể kinh doanh bán chè thì khi đăng ký kinh doanh, bạn cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, như vậy mới có thể thuận lợi kinh doanh. Trường hợp bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh không phù hợp với yêu cầu, mục đích kinh doanh, thì có thể không được cấp giấy phép kinh doanh.
+ Địa chỉ cửa hàng kinh doanh: Trong hồ sơ cần ghi rõ địa chỉ cửa hàng bán chè. Địa chỉ cần rõ ràng, chính xác, không được sử dụng địa chỉ giả khi đăng ký kinh doanh.
+ Thông tin chủ hộ kinh doanh, người đại diện cửa hàng: tên, địa chỉ cư trú của người đăng ký kinh doanh, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
+ Số vốn kinh doanh: Bạn cần ghi rõ số vốn bạn dự định bỏ ra khi mở cửa hàng chè. Bởi vì pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn tối đa hay tối thiểu cần có nên bạn chỉ cần kê khai số vốn tùy vào khả năng của bạn.
+ Tên cửa hàng: Cửa hàng thì cần có tên và khi đặt tên cho cửa hàng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Tên cửa hàng phải có đủ 2 thành tố đó là Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được trùng lặp hay giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận. Tên của cửa hàng cấm chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Cấm chứa từ công ty hay doanh nghiệp trong tên cửa hàng. Tên phải được viết bằng các chữ số, ký hiệu hay chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng việt và các chữ J, F, W, Z. Tên cửa hàng có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt để tránh trùng lặp.
+ Số lao động của cửa hàng (nếu có): Nếu trường hợp cửa hàng có thuê nhân viên thì cũng cần trình bày cụ thể số lượng nhân viên của cửa hàng. Ngoài ra, bạn cần lưu ý là số lượng nhân viên tối đa mà cửa hàng được thuê là 10 người.
2.2. Soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh chè gồm:
– Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng bán chè. Nội dùng giấy đăng ký kinh doanh cần trình bày đầy đủ tên, địa chỉ cửa hàng kinh doanh, ngành nghề, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người trực tiếp đăng ký kinh doanh, họ tên, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
– Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
– Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.
2.3. Nộp hồ sơ và chờ kết quả
– Hồ sơ này bạn cần nộp lên Phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân trực thuộc Huyện/ Quận nơi mà bạn đặt địa chỉ cửa hàng.
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, trường hợp hồ sơ không hợp lệ, bạn cũng sẽ được thông báo lý do trong vòng 5 ngày.
3. Những câu hỏi thường gặp
Đăng ký kinh doanh?
– Khi muốn mở cửa hàng bán chè, bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ, xin giấy phép kinh doanh cửa hàng bán chè theo quy định của pháp luật. Để tránh bị xử phạt, bạn hãy thực hiện đăng ký kinh doanh trước khi đi vào hoạt động.
Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè?
Hãy lựa chọn địa chỉ mua nguyên liệu lâu dài, giá hợp lý giúp bạn tiết kiệm chi phí. Đừng chủ quan ở khâu này bởi tưởng chừng những thứ “mua ở đâu cũng có” này sẽ đội chi phí của bạn lên rất nhiều nếu bạn chưa có kế hoạch chi tiết.
Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?
Đối với những quán chè có quy mô nhỏ chỉ 10 chỗ ngồi đổ xuống, mức vốn giao động khoảng dưới 20 triệu.
Nếu quy mô quán khoảng 20-30 chỗ ngồi, số vốn chuẩn bị chỉ ở khoảng 30 – 50 triệu đồng.
Các loại thuế phải đóng sau khi mở cửa hàng chè?
– Thuế giá trị gia tăng;
– Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có).
– Thuế môn bài;
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm mở quán chè cũng như cách thức thành lập hộ kinh doanh để quý độc giả hình dung rõ cách thực hiện. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng xin giấy phép đăng ký kinh doanh hay mở cửa hàng nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!