Kinh doanh phụ kiện điện thoại là lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ và thu hút rất nhiều bạn trẻ kinh doanh mặt hàng này. Những lý do đó là gì và thủ tục mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại ra sao? Mở cửa hàng phụ kiện điện thoại cần những gì? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý bạn đọc kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại qua nội dung bài viết này.
kinh doanh phụ kiện điện thoại
1. Kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại
1.1. Chuẩn bị vốn mở cửa hàng
Tùy từng địa điểm mà chi phí thuê khác nhau: ở thành phố tất nhiên giá cao hơn các tỉnh ngoại thành khác, ở mặt đường sẽ cao hơn ở trong các ngõ nhỏ. Khi thuê mặt bằng, bạn cần chọn nơi đông dân cư, gần trường mầm non, trường tiểu học, gần mặt đường,…
Như vậy mới nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng và lượng hàng hóa bán ra cũng tăng. Tất nhiên, chi phí thuê mặt bằng cũng phụ thuộc vào diện tích. Bạn cần lựa chọn cửa hàng có diện tích phù hợp, không quá chật hẹp nhưng cũng tránh rộng rãi, lãng phí khi không sử dụng hết.
1.2. Trang trí cửa hàng
Để thu hút được sự chú ý từ nhiều khách hàng, bạn hay tìm cách trang trí cửa hàng phụ kiện điện thoại thật ấn tượng. Bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
+ Biển hiệu: thiết kế đơn giản nhưng thật ấn tượng và bắt mắt, đủ để khách hàng biết được cửa hàng bán gì.
+ Kệ trưng bày sản phẩm: đẹp, trưng bày khoa học, tạo không gian thoải mái
+ Hệ thống đèn điện: đủ ánh sáng, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm tốt hơn.
1.3. Nhập sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố cốt lõi, bạn cần nhập hàng đảm bảo chất lượng, đa dạng hàng hóa để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện nay nguồn hàng phụ kiện điện thoại khá đa dạng và rẻ, nên bạn không cần quá lo lắng.
1.4. Chuẩn bị tên cửa hàng
Bạn cần chuẩn bị tên của của hàng phụ kiện điện thoại. Tên cửa hàng phải tuân thủ những yêu cầu sau:
+ Tên của hộ kinh doanh, cửa hàng sẽ bao gồm loại hình + tên riêng. Và loại hình ở đây là Hộ kinh doanh. Tức là tên cửa hàng khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng. Lưu ý là tên riêng của cửa hàng phụ kiện điện thoại phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W.
+ Tên riêng cửa hàng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục. Tên riêng của cửa hàng đăng ký hộ kinh doanh phải đảm bảo không giống hay trùng lặp với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện. Tên của cửa hàng cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty.
2. Kinh doanh phụ kiện điện thoại thuộc ngành nghề kinh doanh nào?
Căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/8/2018 thay thế cho quyết định 10/2007/QĐ-TTg.
Kinh doanh phụ kiện điện thoại thuộc các mã ngành sau:
Mã ngành 4652 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông. Nhóm 46520 bán buôn thiết bị điện thoại và truyền thông.
Mã ngành 4740 Bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc trong các cửa hàng chuyên doanh. Nhóm 4741 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.
3. Mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại cần những gì?
Khi đăng ký kinh doanh phụ kiện điện thoại bạn cần chuẩn bị giấy tờ tùy theo hình thức hoạt động như hộ kinh doanh hay các loại hình doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh phụ kiện điện thoại bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký Hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh phụ kiện điện thoại;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của các thành viên: Chứng minh thư nhân dân; hộ chiếu còn hiệu lực; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác.
4. Mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại cần đóng những loại thuế nào?
Sau khi đăng ký kinh doanh phụ kiện điện thoại bạn sẽ nhận được xét giấy phép kinh doanh. Lúc này bạn cần tiến hành mở mã số thuế cho cửa hàng phụ kiện điện thoại của mình.
Sau đó theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC ký ngày 15 tháng 06 năm 2015 về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có cư trú có họa động kinh doanh thì các loại thuế mà cửa hàng phụ kiện điện thoại cần phải nộp bao gồm:
- Thuế môn bài theo năm: dựa trên vốn điều lệ của cửa hàng. Dưới 2 tỷ bạn phải nộp 1.000.000vnđ/ năm. Nếu cửa hàng bạn quy mô lớn hơn thuế môn bài sẽ tăng theo từng bậc.
+ Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT 1%.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN 20%.
Nếu cửa hàng phụ kiện điện thoại của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm. Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên.
5. Dịch vụ đăng ký kinh doanh phụ kiện điện thoại tại ACC
Với 8 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, giúp đỡ nhiều công ty trong quá trình thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh, quý khách sẽ có được những dịch vụ tư vấn tuyệt vời khi lựa chọn ACC như sau:
- Được báo giá trọn gói và cam kết không phát sinh;
- Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản
- Được hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.
Tóm lại, trên đây người viết đã cung cấp cho Quý bạn đọc liên quan đến kinh doanh phụ kiện điện thoại để tránh những rủi ro pháp lý như hồ sơ, các loại thuế phải nộp,..cho những ai chuẩn bị kinh doanh ngành nghề này.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận