Kinh nghiệm kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc lợi nhuận cao

Bạn muốn kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, mời các bạn cùng theo dõi!

co-so-giet-mo-gia-suc

Kinh nghiệm kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc 

1. Kinh nghiệm kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc - lựa chọn địa điểm kinh doanh

Lựa chọn địa điểm kinh doanh cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Địa điểm giết mổ phải bảo đảm:

  • Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
  • Tách biệt khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ; khu vực giết mổ và khu vực xử lý sau giết mổ; khu vực vệ sinh, thay đồ bảo hộ;
  • Có nước sử dụng cho giết mổ, sơ chế đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;
  • Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn; dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.

2. Kinh nghiệm kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc - chuẩn bị các dụng cụ giết mổ

Cần chuẩn bị thật kỹ càng các dụng cụ giết mổ gia súc. Trang thiết bị, dụng cụ tại cơ sở giết mổ động vật tập trung phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:

  • Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ làm bằng vật liệu bền, không gỉ, không bị ăn mòn, không độc, dễ làm sạch, khử trùng và không gây chấn thương cho động vật.
  • Phải sử dụng riêng dụng cụ và đồ dùng cho từng khu vực.
  • Làm sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng, bảo quản đúng nơi quy định dao và dụng cụ cắt thịt.
  • Phải có các thùng chứa nước nóng đạt nhiệt độ tối thiểu 82 độ C hoặc dung dịch khử trùng đặt tại các vị trí thích hợp để sát trùng dụng cụ.
  • Có chương trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị; chỉ được tiến hành việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc sau ca giết mổ, khi thịt đã được chuyển đi hết; lưu giữ đầy đủ hồ sơ bảo dưỡng.
  • Sử dụng dụng cụ và phương pháp để đánh dấu động vật sao cho không được gây đau đớn không cần thiết cho chúng.

3. Kinh nghiệm thiết kế cơ sở giết mổ gia súc

  • Cơ sở giết mổ phải có tường rào tách biệt với khu vực xung quanh và bố trí thành hai khu riêng biệt gồm khu vực hành chính và khu vực sản xuất để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
  • Diện tích cơ sở giết mổ phải phù hợp với công suất giết mổ và tình hình thực tế; đường nhập động vật sống và động vật sau khi giết mổ phải riêng biệt; không vận chuyển động vật sống đi qua khu sạch; phải có hệ thống xử lý chất thải, nước thải phù hợp với công suất của cơ sở; có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng khi xe và người ra vào khu giết mổ.

4. Kinh nghiệm xử lý hệ thống nước thải cơ sở giết mổ gia súc

    Hệ thống thoát nước thải phải có kích thước phù hợp đảm bảo theo công suất giết mổ; nước thải được chảy từ khu sạch đến khu bẩn, đảm bảo không bị đọng nước trên sàn sau khi vệ sinh; có lưới chắn rác trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải; vị trí cửa xả nước thải có nắp bảo vệ và thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu.

    Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn chia sẻ một số Kinh nghiệm kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Kinh nghiệm kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo