Kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh cho người mới bắt đầu 2024

Nuôi cá cảnh là một trong những thú vui nhận được nhiều sự yêu thích của người dân. Nhân biết được những lợi ích của việc nuôi cá cảnh nên nhiều người đã tiến hành việc mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh. Tuy nhiên, để khởi nghiệp bằng hình thức kinh doanh cá cảnh chưa bao giờ là dễ, bạn cần phải có rất nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh để bảo đảm không bị thua lỗ. Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ giới thiệu đến bạn một số kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh cho người mới bắt đầu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Kinh-doanh-ca-canh

kinh doanh cá cảnh

1. Kinh doanh cá cảnh là gì?

Hiện nay, rất nhiều cơ sở muốn khởi nghiệp bằng việc kinh doanh cá cảnh. Kỳ thực mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh không quá khó. Bạn có thể lựa chọn hình thức nhập cá trong và ngoài nước với nhiều mẫu mã khác nhau. Đối với việc nhập cá từ nước ngoài về thì cần phải trải qua các giai đoạn phức tạp hơn. Còn đối với việc kinh doanh nhập khẩu cá trong nước thì thủ tục đơn giản và dễ thực hiện hơn nhiều.

Để tiến hành kinh doanh cá cảnh bạn có thể xin giấy phép hộ kinh doanh cá thể để luật hóa hoạt động kinh doanh cá cảnh của mình. Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

2. Kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh

2.1. Kinh nghiệm khi thuê cửa hàng:

– Một trong những vấn đề đối với các nhà khởi nghiệp mở của hàng kinh doanh cá cảnh là cửa hàng để kinh doanh. Đối với việc kinh doanh cá cảnh cũng cần phải lựa chọn mặt bằng phù hợp để tiến hành việc kinh doanh. Để môi trường kinh doanh cá cảnh tốt thì nên lựa chọn nơi đông đúc, mặt đường và gần khu dân cư để thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Từ đó, có thể tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh của bạn. Tuy nhiên , mặt bằng kinh doanh cũng nên được thuê ở mức phù hợp vừa dễ thu hồi vốn, vừa có thể tiện lợi giao thương.

2.2. Kinh nghiệm về việc chuẩn bị vốn khi kinh doanh:

–Bước đầu khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn đặc biệt là về vốn. Vốn để mở cửa hành kinh doanh cá cảnh thường không cao. Phụ thuộc vào quy mô và số lượng cá bạn kinh doanh mà điều chỉnh mức vốn phù hợp. Vì thế, để xác định cụ thể mức vốn để kinh doanh thì bạn cần tiến hành xem xét kỹ lưỡng xem số lượng và quy mô kinh doanh như thế nào để điều chỉnh phù hợp.

2.3. Kinh nghiệm tìm kiếm nguồn hàng:

– Nguồn cá để được nhập khẩu cho việc kinh doanh cần xem xét kỹ lưỡng về nguồn gốc của từng loại cá để có thể đem đến số lượng cá có chất lượng tốt nhất. Cá tốt, cá khỏe là những con cá không bị bệnh tật và có sức khỏe tốt.

2.4. Kinh nghiệm chuẩn bị thiết bị, dụng cụ:

– Để chuẩn bị cho việc kinh doanh cá cảnh thật tốt bạn cũng cần phải chuẩn bị thiết bị nuôi rõ ràng. Tùy vào từng loại cá mà có môi trường sống khác nhau. Cụ thể, đối với một số cá cảnh được nhập trong nước thì môi trường sống sẽ dễ thích nghi hơn là cá được nhập khẩu từ nước ngoài về.

2.5. Kinh nghiệm xử lý nước:

– Môi vùng, miền sẽ có chất lượng nước khác nhau. Có thể nói nước ở nông thôn sẽ xanh sạch hơn nước ở các thành phố lớn. Đồng nghĩa với cá sống ở thành phố sẽ khác với cá sống với nông thôn. Tùy vào nơi kinh doanh bạn có thể xem xét cách xử lý nước hiệu quả.

3. Kinh doanh cá cảnh có cần đóng thuế không?

Cũng như bất cứ hình thức kinh doanh nào thì việc kinh doanh cá cảnh cũng phải đóng thuế, cụ thể, để kinh doanh cá cảnh bạn cần phải đóng các loại thuế sau:

– Thuế giá trị gia tăng;

– Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có).

– Thuế môn bài

4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh cá cảnh

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

Ngành, nghề kinh doanh;

Số vốn kinh doanh;

Số lao động;

Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

5. Công ty Luật ACC

Trên đây là những chia sẻ của công ty Luật ACC về kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp kinh doanh mặt hàng này hoặc nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Công ty luật ACC tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Công ty luật ACC xin cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1175 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo