Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới Quý khách hàng thông tin câu trả lời cho câu hỏi “Kinh doanh tiền ảo là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan”.Mời quý khách cùng theo dõi..
1. Khái niệm về đồng tiền ảo
Tiền ảo hay là đồng tiền điện tử là một dạng tiền kỹ thuật số tồn tại trên hệ thống internet và được chấp thuận bởi lượng người đầu tư trong cộng đồng đó. Hiện nay thị trường này đang thu hút khá nhiều nhà đầu tư đầu tư kinh doanh tiền ảo nhằm thu lợi nhuận.
Hiện nay được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất là đồng Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Binance coin (BNB),…và bên cạnh đó còn một số loại tiền ảo khác. Việc thực hiện trao đổi mua bán, kinh doanh loại tiền này sẽ được diễn ra trên các sàn tiền ảo. Với một số cái tên được nhiều người biết đến như: sàn Binance, Houbi, Bithumb,.. Tuy nhiên nếu có nhu cầu giao dịch thì các bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về từng sàn để tránh các rủi ro không đáng có.
2.Những vấn đề pháp lý của Việt Nam đối với tiền ảo
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng, đầy đủ điều chỉnh đối với tiền ảo; còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo được đặt ra vẫn chưa thể giải quyết. Tiền ảo đang nằm trong “khoảng trống pháp lý” khi không bị pháp luật cấm nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận. Dưới đây là 3 lĩnh vực pháp luật điển hình liên quan đến tiền ảo.
Thứ nhất, trong lĩnh vực pháp luật tiền tệ và ngân hàng
Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm theo quy định khoản 2 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.
Việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 cua Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; nặng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Thứ hai, trong lĩnh vực pháp luật dân sự
Tiền ảo không được xem là tài sản. Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo quy định này, tài sản chỉ tồn tại ở 4 dạng:
(i) Vật là một bộ phận của thế giới vật chất được tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí; có tính năng, đặc tính riêng biệt và con người có thể quản lý, khai thác, sử dụng như vàng bạc, xe cộ, đất đai, nhà cửa…
(ii) Tiền là phương tiện thanh toán do Nhà nước phát hành, được Nhà nước bảo hộ để định giá, trao đổi, thanh toán cho các loại tài sản khác. Tiền bao gồm nội tệ và ngoại tệ.
(iii) Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức được phép phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá gồm các loại như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc…
(iv) Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng…
Theo đó, tiền ảo không thuộc 1 trong 4 loại nêu trên nên tiền ảo không được coi là tài sản. Vì vậy, việc sở hữu, sử dụng, mua bán, giao dịch tiền ảo như một loại tài sản sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho người sở hữu, người tham gia giao dịch tiền ảo và không được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, vì chưa có quy định pháp luật rõ ràng về tiền ảo nên gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về tiền ảo. Các tranh chấp thường phát sinh liên quan đến tiền ảo gồm quyền sở hữu tiền ảo, mua bán tiền ảo, vay mượn tiền ảo, thừa kế tiền ảo và bồi thường thiệt hại trong giao dịch tiền ảo.
Thứ ba, trong lĩnh vực pháp luật đầu tư, kinh doanh
Pháp luật hiện hành không có quy định cấm đầu tư kinh doanh ngành nghề liên quan đến tiền ảo. Trong danh sách các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 đều không liệt kê hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo. Dựa trên nguyên tắc “mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm” theo Điều 33 Hiến pháp thì các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng, huy động vốn bằng tiền ảo thì không bị coi là cấm.
Lợi dụng kẽ hở này, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân lập ra các sàn đầu tư, sàn giao dịch về tiền ảo theo mô hình đa cấp, các sàn giao dịch “ma” để huy động tiền từ những nhà “đầu tư”. Trong khi đó, các nhà “đầu tư” thì ồ ạt đổ tiền vào các sàn này khi không tìm hiểu kỹ về các rủi ro, cái hại trong giao dịch tiền ảo, mà chỉ thấy cái lợi trước mắt là sinh lợi nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, hưởng lợi từ mô hình tháp đa cấp. Nhưng đến khi xảy ra “sự cố” như sập sàn đầu tư tiền ảo thì nhà “đầu tư” mới sửng sốt và biết rằng việc đòi lại tài sản của mình trên sàn là điều không thể.
3.Mặt lợi và hại khi tham gia kinh doanh tiền ảo
Về mặt lợi
Ngày nay sức hấp dẫn mà kinh doanh tiền ảo mang lại là xu hướng hiện nay so với các kênh đầu tư truyền thống như vàng, gửi tiết kiệm vào các ngân hàng, chứng khoán…
Tiềm năng ngày càng phát triển một cách lớn mạnh, giá trị của đồng tiền ảo ngày càng được khẳng định, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu chấp nhận sử dụng đồng tiền ảo để thay thế cho các loại giao dịch.
Nhu cầu ngày một không ngừng gia tăng dù ảnh hưởng từ đại dịch nhưng số lượng các nhà đầu tư rót vốn vào tăng cao tăng mạnh và không ngừng gia tăng.
Công nghệ an toàn việc đầu tư tiền ảo qua môi trường điện tử nên rất an toàn và tuyệt mật giúp cho nhà đầu tư giữ vững niềm tin để thực hiện kế hoạch đầu tư lâu dài.
Tiếp cận dễ dàng, đa dạng hỗ trợ thuận tiện thông qua các công cụ đặc biệt là các sàn giao dịch hỗ trợ tận tình đến người dùng.
Giúp kết nối các nhà đầu tư với nhau mang đến sự tin tưởng cũng như hỗ trợ nhau trong quá trình giao dịch.
Về mặt hại
Dù được chấp nhận và phát triển nhanh chóng nhưng khi doanh tiền ảo vẫn không hợp pháp ở rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam chúng ta, cho nên việc giao dịch sẽ không được bảo vệ về mặt pháp lý khi xảy ra vấn đề.
Lợi nhuận cao nhưng mang lại rất nhiều rủi ro do biến động của thị trường thế giới, vì khi các nhà đầu tư ham lợi nhuận sẽ mất đi cảnh giác dẫn đến xảy ra các trường hợp mất tiền và tài sản.
4. Giới thiệu dịch vụ công ty luật ACC
Đến với ACC chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến nội dung “Kinh doanh tiền ảo là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan”. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến dống góp của quý khách hàng trên cả nước để chung tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận