Kinh doanh sữa có lời không? (Chia sẻ kinh nghiệm)

Kinh Doanh Sữa

Rất nhiều người băn khoăn và lo lắng về việc kinh doanh sữa có lời không? Vậy thực hư thế nào, thực tế pháp luật quy định ra sao, cùng xem bài viết dưới nhé!

1. Khởi nghiệp bán sữa – Trào lưu trong thị trường hiện nay

Khi tiến hành bắt tay vào việc kinh doanh mặt hàng sữa tươi, kinh doanh sữa online nói riêng, chúng ta luôn tự mình đặt câu hỏi, Kinh doanh sữa có lời không? Và luôn chần chừ để thực hiện, nhưng lại không biết răng, để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta lại phụ thuộc và nhiều yếu tố về bản thân và thị trường nữa.

Có những người khi kinh doanh cũng chỉ chăm chăm đến việc hạ thấp giá để bán hàng, lôi kéo mọi người và tạo ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong buôn bán. Vẫn hộp sữa đó nhưng cửa hàng bạn bán giá thấp hơn thì khách sẽ chọn cửa hàng của bạn. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án tạm thời mà không phải là một kế hoạch kinh doanh có chiến lược lâu dài vì các sản phẩm sữa rất thông dụng, bạn tìm ra nhà phân phối hay nguồn cung cấp giá tốt thì người khác cũng có thể làm được, bạn hạ giá thì hà cớ gì cửa hàng khác không hạ giá được.

Do đó, mặc dù là trào lưu hot trong thị trường nhưng để kinh doanh sữa có lời thì lại là một câu chuyện khác đáng để bàn đến hơn. Nhìn ở một khía cạnh khác, còn rất nhiều yếu tố khác ngoài giá có thể thay đổi được và hiệu quả tốt hơn như: địa điểm mở cửa hàng, khác biệt hoá sản phẩm, đầu tư cho truyền thông, quảng bá…

2.Vậy mở đại lý kinh doanh sữa có lời không?

Đại lý sữa là nơi phân phối hàng hóa từ tổng công ty sản xuất sữa cho đến các cửa hàng bán buôn, bán lẻ sữa và thông qua đó đến tới tay người tiêu dùng. Việc đặt câu hỏi này còn liên quan đến việc chiết khấu sữa bột như thế nào, nguồn hàng sữa được nhập ra sao. Theo kinh nghiệm kinh doanh sữa có lời, có hai hình thức nhập nguồn hàng sữa chính thức mà các bạn có thể tham khảo cho cửa hàng của mình. Đó là:

- Nhập hàng sữa từ các nhà phân phối tại địa điểm kinh doanh, gồm các nhà phân phối độc quyền hoặc liên kết từ công ty sản xuất đến. Với hình thức này, nhà phân phối được công ty ủy quyền sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm cung cấp sữa cho bạn và đảm bảo đầy đủ về nguồn gốc chất lượng sản phẩm. Ưu điểm của việc này đó là việc nhập sữa sẽ diễn ra theo chu kỳ, bạn cần phải đăng ký trước số lượng đối với phía các công ty về lượng sữa mà bạn cần nhập, nếu số lượng sữa ấy nhiều và đạt đến một tiêu chuẩn nhất định thì bạn sẽ nhận được khoản chiết khấu sữa khá cao, tăng lợi nhuận cho cửa hàng của bạn.

- Nhập hàng của các đại lý trung gian để lấy sữa, điều này có thể làm giá của bạn có thể cao hơn vì qua một bước trung gian nhưng chất lượng được đặt lên hàng đầu, do đó, vẫn có thể có lời nhưng tránh được rủi ro khá ổn khi đến với tay người tiêu dùng. Hình thức này có sự thoải mái hơn vì không có sự giới hạn về số lượng và thời gian nào và lượng chiết khấu cũng sẽ tỷ lệ thuận với lượng hàng mà bạn nhập. Riêng đối với hình thức này khi kinh doanh sữa có thể chủ động trong nguồn vốn hơn rất nhiều

Nếu chọn được hình thức hợp lý thì các bạn đã trả lời câu hỏi, kinh doanh sữa có lời không? Rồi chứ!

3.Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng sữa tươi

Kinh doanh sữa trong thị trường hiện nay thì rất phổ biến, để đạt được lợi nhuận cao thì các bạn có thể lưu tâm tới những vấn đề sau:

4. Mức vốn đặt ra để kinh doanh sữa

Vốn là một yếu tố rất quan trọng để mở cửa hàng trên thực tế hiện nay. Tuy nhiên, tiền vốn đầu tư ít hay nhiều lại phụ thuộc vào quy mô kinh doanh mà chúng mình đặt ra ban đầu

Nếu như số vốn bạn đầu tư nhiều thì hình thức chúng tôi khuyên dùng ở đây lại là mô hình bán buôn, bán lẻ, hoặc làm đại lý cấp 1 cũng như là đại lý phân phối chính thống cho các hãng sữa lớn như Vinamilk, Nuti,…

Ngược lại, nếu như kinh tế có hạn thì có thể kinh doanh mô hình nhỏ lẻ và thuộc trường hợp cá nhân kinh doanh độc lập, thường xuyên nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Đó có thể là các cửa hàng tạp hóa để phục vụ mục đích tiêu dùng.

Từ kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sữa của người đi trước, chi phí đặt ra với quy mô nhỏ và bình dân cũng phải dao động từ 50 – 60 triệu đồng, còn với các đại lý thì mức vốn cao hơn và có thể một số hình thức đại lý bị ấn định giá theo yêu cầu từ bên cung cấp để đảm bảo tiến độ kinh doanh. Số vốn ban đầu được chi tiêu vào những yếu tố cơ bản như:

- Cơ sở vật chất, bao gồm chi phí thuê mặt bằng, phí mua và lắp kệ trưng bày sản phẩm và nguồn hàng

- Vốn lưu động, là khoản tiền dự phòng để chi trả cho những tình huống phát sinh không lường trước được, ít nhất phải có 20 triệu đồng để dự trù cho các trường hợp còn lại

- Chi phí cho quảng cáo: Phát tờ rơi quảng bá, …

Một điều quan trọng nữa là bạn phải duy trì được nguồn hàng ổn định khiến khách hàng hài lòng chọn lựa nhưng mức giá phải chăng để lôi kéo được nhiều người tiêu dùng.

5. Cách chọn sản phẩm và tìm nguồn hàng chất lượng

Tâm lý chung của người tiêu dùng khi mua sắm về mặt hàng sữa sẽ luôn trung thành với cửa hàng duy nhất. Do đó, một vài kinh nghiệm về nhập hàng khi mở đại lý sữa cần lưu ý là:

- Chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ phân phối chính hãng

- Kiểm tra hàng bằng việc check mã sản phẩm và có thông tin nhập hàng

Những lưu ý khi trưng bày cửa hàng sữa

Giống như những mặt hàng khác, việc trưng bày hàng hóa ở cửa hàng sữa cũng có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm mua sắm tiêu dùng. Những cửa hàng đẹp, thoáng mát thì tạo cảm giác tin tưởng hơn đối với mọi người và ngược lại. Dưới đây là những kinh nghiệm phân bố sản phẩm hợp lý các bạn có thể tham khảo:

  • Bài trí với không gian rộng, kệ hàng bố trí gọn gàng, hàng hóa sắp xếp khoa học, dễ tìm kiếm để người tiêu dùng có thể thoải mái chọn lựa
  • Nên bố trí những thương hiệu lớn nổi tiếng bố trí bên trong, thương hiệu mới bên ngoài. Vì những sản phẩm của thương hiệu lớn đã được nhiều khách hàng biết đến nhiều do đó, để các sản phẩm mới tới tay người tiêu dùng nhiều hơn thì phải để ở nơi dễ thấy, tăng sự chú ý với khách hàng hiệu quả hơn
  • Đối với những cửa hàng có diện tích nhỏ nên chọn kệ quầy có màu đậm sẽ tạo cảm giác không gian hẹp hơn. Những gam sáng giúp cửa hàng có điểm nhấn bắt mắt, thoáng đãng hơn và thu hút hơn bao giờ hết

6. Vậy có nên kinh doanh sữa không? Kinh doanh sữa có lời không?

Ưu điểm và quyền lợi đạt được khi mở cửa hàng kinh doanh sữa có lời:

  • Tránh được những thủ tục về đăng ký kinh doanh và các thủ tục khác liên quan đến thuế hay chứng từ,…
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán không phức tạp mà gọn nhẹ hơn
  • Không cần phải tiến hàng kê khai thuế theo từng tháng mà chỉ cần phải nộp thuế môn bài theo từng năm
  • Quy mô, cơ cấu cửa hàng gọn nhẹ nhưng vẫn có đủ chi tiêu cho gia đình
  • Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ với nguồn vốn hạn chế
  • Được áp dụng chế độ thuế khoán hợp lý đúng với tình hình của cửa hàng

Ngoài những ưu điểm ở trên, mở cửa hàng kinh doanh sữa cũng bắt gặp một số hạn chế cơ bản về:

  • Không được bảo vệ thương hiệu của cửa hàng
  • Không được sử dụng hóa đơn về khấu trừ sản phẩm nên cửa hàng sữa sẽ không được tiến hành hoàn thuế và không được xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng
  • Chỉ được tiến hành đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất mà không được mở những đơn vị kinh doanh phụ thuộc quy định trong luật
  • Không có tư cách pháp nhân
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh

Tư vấn của ACC group về kinh doanh sữa có lời không? Bởi vì kinh doanh sữa là một lĩnh vực rộng, do đó, có một số vấn đề liên quan chúng tôi nhận được đó là:

7. Kinh doanh sữa online như thế nào?

Kinh doanh sữa online là một hình thức bán hàng qua mạng thông qua các công cụ truyền thông xã hội để tới tay người tiêu dùng. Đối với câu hỏi này, chúng tôi xin tư vấn cho các bạn về một số ưu điểm về khi kinh doanh sữa online đó là:

- Nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng và có những mặt hàng chưa có trên thị trường

- Giá cá linh động và có thể có nhiều mức giá tùy vào những cửa hàng online khác nhau

- Giảm được một số chi phí đặc biệt về thuế hoặc là mặt bằng kinh doanh

- Lợi nhuận tăng cao

Tuy nhiên vẫn có thể gặp nhiều rủi ro về chất lượng nguồn hàng, do đó các bạn nên cân nhắc khi tiến hành kinh doanh đối với mặt hàng này.

8. Khởi nghiệp bán sữa trong thị trường hiện nay?

Khởi nghiệp bán sữa là việc cá nhân mới gia nhập thị trường, bỏ vốn để bắt đầu kinh doanh bán sữa. Khi khởi nghiệp, mặc dù có vốn nhưng thường gặp những khó khăn về khách hàng, setup cửa hàng do vậy, trong tình huống này các bạn nên cần có sự định hướng rõ ràng và kiên trì để có thể có lãi trong tương lai nhé!

9. Cần tìm nguồn hàng sữa Vinamilk chất lượng?

Hiện nay trên thị trường đã và đang du nhập rất nhiều nguồn hàng không rõ nguồn gốc. Để tìm được nguồn hàng sữa Vinamilk chất lượng, các bạn cần phải nắm được đâu là tổng đại lý phân phối chính hãng sản phẩm trên địa bàn của bạn. Sự chênh lệch giá cả có đáng kể không so với công ty chính thức. Từ đó, bạn sẽ tìm được nguồn hàng chất lượng với thương hiệu sản phẩm nổi tiếng này

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi cho việc trả lời câu hỏi Kinh doanh sữa có lời không? Nếu như có vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với chung tôi qua:

Cùng đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp và lành nghề ACC Group sẽ tận tình chia sẻ và giúp đỡ những ai có nhu cầu đến với trào lưu khởi nghiệp, kinh doanh cửa hàng bán sữa có lời trên thị trường hiện nay

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (480 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo