Nước ép trái cây là cụm từ không còn xa lạ với người dân hiện nay, được biết đến như một loại đồ uống có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe: tốt cho tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, bổ sung nguồn năng lượng nhanh chóng và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Kinh doanh nước ép do đó ngày càng trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, để kinh doanh nước ép, chúng ta cần thực hiện những thủ tục như thế nào? Pháp luật quy định ra sao?
Kinh doanh là một hoạt động được điều chỉnh khá chặt chẽ bởi pháp luật, mọi cá nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký. Hoạt động kinh doanh nước ép cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Kinh doanh nước ép theo quy định trong hệ thống ngành nghề thì không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó việc đăng ký cũng như đi vào hoạt động là không phức tạp. Cá nhân có ý định kinh doanh nước ép có thể lựa chọn loại hình kinh doanh theo hình thức “Hộ kinh doanh”. Trường hợp muốn xây dựng một mô hình kinh doanh có quy mô lớn, cá nhân có thể tham khảo thành lập theo loại hình “Công ty”.
Do không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên khi kinh doanh nước ép, cá nhân không cần tiến hành xin cấp “giấy phép kinh doanh nước ép”. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trước khi có thể chính thức hoạt động, việc đăng ký kinh doanh với Cơ quan Nhà nước là điều kiện tiên quyết.
- Quy mô nhỏ, dưới 10 lao động: Đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh. Đối với loại hình này có một điểm hạn chế đó là hộ kinh doanh chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh tại một địa điểm duy nhất đã đăng ký với Cơ quan Nhà nước và được ghi rõ trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp.
Tuy vậy, đây vẫn là loại hình phù hợp với đa số cá nhân đang hoạt động kinh doanh nước ép ở Việt Nam. Việc mở một cửa hàng cũng nhanh chóng và thuận tiện.
- Quy mô từ 10 lao động trở lên: Thành lập công ty. Một số loại hình phổ biến hiện nay: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,…
Đối với việc thành lập công ty: thủ tục phức tạp hơn tuy nhiên doanh nghiệp có thể thành lập thêm các chi nhánh, địa điểm kinh doanh khác ngoài địa điểm trụ sở chính đã đăng ký với Cơ quan Nhà nước, giúp mở rộng quy mô kinh doanh. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký giấy phép kinh doanhcho hộ kinh doanh
1. Đối với việc mở cửa hàng nước ép theo hình thức hộ kinh doanh
Thủ tục đăng ký kinh doanh như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Nơi có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (kinh doanh nước ép). Trong đó, cần làm rõ một số thông tin như:
- Thông tin về chủ hộ kinh doanh. Lưu ý mỗi cá nhân chỉ đứng tên làm duy nhất một hộ kinh doanh (phạm vi toàn quốc)
- Tên cửa hàng: Tên không trùng với tên của loại hình hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Một lưu ý nhỏ nữa là tên hộ kinh doanh không được bao gồm các từ là loại hình công ty (ví dụ: trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…)
- Địa chỉ chính xác nơi đặt địa điểm kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh: Thực hiện tra cứu mã ngành nghề theo quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh, bao gồm mã ngành và tên ngành. Trong một số trường hợp, các quận/ huyện có thể không yêu cầu viết mã ngành nghề trong giấy đăng ký.
- Số vốn kinh doanh: Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của chủ hộ kinh doanh.
- Số lao động (nếu có): Ghi rõ số lượng lao động, bao gồm cả nhân viên được thuê (nếu có) để thực hiện hoạt động kinh doanh cháo dinh dưỡng. Chú ý: tổng lượng lao động của hộ không được vượt quá 10 lao động. Trường hợp có từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập công ty theo quy định pháp luật về doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu). Bản sao không quá 06 tháng.
- Bản hợp đồng thuê cửa hàng làm địa điểm kinh doanh nước ép (nếu có) hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ hộ kinh doanh.
Hình thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh cháo dinh dưỡng
- Nộp qua mạng điện tử theo kênh đăng ký qua mạng.
Bước 2: Theo dõi hồ sơ
Việc nộp hồ sơ qua mạng giúp chủ hộ kinh doanh hạn chế được việc đi lại cũng như theo dõi hồ sơ của mình một cách nhanh nhất.
Thời hạn giải quyết: 03 - 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi nhận kết quả về việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể về kinh doanh nước ép. Chủ hộ kinh doanh có thể chuẩn bị các điều kiện tiếp theo để kinh doanh.
2. Đối với cá nhân có nhu cầu thành lập công ty
Thủ tục đăng ký kinh doanh như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty
Cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thành lập công ty qua cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp (Sở Kế hoạch đầu tư)
Tùy vào loại hình doanh nghiệp lựa chọn, hồ sơ sẽ có những thay đổi khác nhau
Ví dụ lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của từng đại diện theo ủy quyền.
Bước 2: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được Sở Kế hoạch đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với cửa hàng kinh doanh nước ép, thông thường các cơ sở kinh doanh thực hiện việc chế biến trực tiếp từ nguyên liệu, sau đó bán thành phẩm cho người tiêu dùng, đa số là sử dụng tại chỗ. Do đó, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng kinh doanh này là yếu tố quan trọng. Vì thuộc nhóm ngành liên quan đến thực phẩm, nên có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ sở mới có thể chính thức đi vào hoạt động. (Theo Luật An toàn thực phẩm).
Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng kinh doanh nước ép.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ doanh nghiệp
- Bản sao giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh
- Giấy khám sức khỏe của các cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm
- Một văn bản trong đó nội dung trình bày về trang thiết bị, cơ sở vật chất của cửa hàng trong tiến hành kinh doanh nước ép, có xác nhận đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
3. Những thắc mắc thường gặp của khách hàng:
Các loại giấy tờ để đăng ký giấy phép kinh doanh nước ép là gì?
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (kinh doanh nước ép).Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh.
Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh nước ép là bao lâu?
- Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nước ép sau 3- 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
ACC có cung cấp các dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh nước ép không?
- ACC chuyên cung cấp tất cả các dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh nước ép.
Nội dung bài viết:
Bình luận