Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới Quý khách hàng thông tin câu trả lời cho câu hỏi “Kinh doanh nông sản là gì? (Cập nhật 2022)”.Mời quý khách cùng theo dõi..
1.Kinh doanh nông sản là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.
Kinh doanh nông sản là loại hình kinh doanh sản phẩm của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp gia công chế biến lương thực, thực phẩm,…
2.Điều kiện kinh doanh nông sản
- Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp, thủy sản, phù hợp với yêu cầu của từng loại.
- Bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với kỹ thuật sản xuất.
- Có nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật.
- Riêng đối với kinh doanh gạo cần có kho chứa, có cơ sở chuyên xay xát.
- Với cơ sở kinh doanh giống cây trồng thì cần có nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm giống cây trồng.
Trình tự thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản
Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh nông sản được tiến hành như sau.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy vào loại hình doanh nghiệp, chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông công ty.
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty.
- Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp qua các phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan ĐKKD xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng đủ các điều kiện, Cơ quan ĐKKD tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan ĐKKD phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
- Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Kinh doanh nông sản cần giấy tờ gì? Ngoài giấy phép kinh doanh thì giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với cơ sở kinh doanh nông sản. Loại giấy này giúp cơ quan chức năng nhà nước dễ dàng kiểm soát được chất lượng các mặt hàng nông sản của doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm có chứa chất độc hại như hiện nay. Để có được giấy phép ATVSTP cho cơ sở kinh doanh nông sản cần phải làm thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sơ chế, sản xuất, đóng gói, bảo quản tại cơ sở
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn kiến thức ATTP và giấy xác nhận đã đủ sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 5 ngày làm việc (từ ngày nhận được hồ sơ) cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì gửi văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung cho cơ sở kinh doanh nông sản là 30 ngày.
Bước 4: Thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định để kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở. Sau đó ghi rõ kết quả “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định. Nếu kết quả “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” thì ghi rõ lý do
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận ATVSTP
Từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc. Nếu không cấp giấy chứng nhận cũng phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do
3.Giới thiệu dịch vụ công ty luật ACC
Đến với ACC chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến nội dung “Kinh doanh nông sản là gì? (Cập nhật 2022)”. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến dống góp của quý khách hàng trên cả nước để chung tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận