Thủ tục đăng ký kinh doanh lò bánh mì [Chi tiết 2024]

Thủ tục đăng ký kinh doanh lò bánh mì (Điều kiện 2023)

Kinh doanh lò bánh mì là một nghề hot và việc mở lò bánh mì  cũng hứa hẹn rất tiềm năng. Kinh doanh bánh mì ngày càng phát triển mạnh khi đây là món ăn không chỉ được người Việt Nam ưa chuộng mà còn được bạn bè quốc tế công nhận. Sau đây là điều kiện và thủ tục kinh doanh lò bánh mì.

Để xin giấy phép kinh doanh lò bánh mì thì có thể kinh doanh với hình thức cá nhân, hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty. Khi thực hiện kinh doanh lò bánh mì thì hình thức kinh doanh phù hợp nhất là hộ kinh doanh. Vậy hộ kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Sau đây là nội dung cơ bản để đăng ký giấy phép kinh doanh lò bánh mì:

THIẾU HÌNH

1. Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể (khoản 2 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh (Điều 6 Luật Đầu tư);
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng kýphù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. (Theo Thông tư 176/2012/TT-BTC, lệ phí đăng ký kinh doanh cá thể hiện này là 100.000 đồng/lần).

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh lò bánh mì.

  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng kýhộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
    • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
    • Ngành, nghề kinh doanh;
    • Số vốn kinh doanh;
    • Số lao động;
    • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập;
    • Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Nơi nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện).

  • Thời gian làm thủ tục
    • Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định:
    • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh;
    • Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.

3. Địa điểm kinh doanh lò bánh mì được quyền sử dụng hợp pháp

Đối với địa điểm kinh doanh lò bánh mì cần lưu ý như sau:

  • Hợp đồng thuê phải có điều khoản về sửa chữa, cải tạo lại kết cấu mà trong đó có bao gồm dịch chuyển các thiết bị vệ sinh… đảm bảo chấp hành đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều trường hợp kiểm tra địa điểm không đạt nhưng theo thỏa thuận chủ nhà không đồng ý cho sửa chữa lớn nên không thể bố trí địa điểm đạt chuẩn như yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
  • Thỏa thuận về việc bồi thường của chủ nhà khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với các khoản đầu tư, cải tạo của bên đi thuê.
  • Thỏa thuận về việc không mặt bằng không đủ đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là căn cứ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

4. Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
    • Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
    • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    • Bản giải trình về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh và của người trực tiếp kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh, bạn học 01 buổi tại Trung tám y tế dự phòng nơi đặt trụ sở kinh doanh. Giấy xác nhận có thời hạn 3 năm.
  • Sau đó, nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT. Trong vòng 15 ngày, nhà hàng, quán ăn của sẽ được đại diện các cơ quan kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận. Nếu có điểm nào chưa đạt, họ sẽ phản hồi bằng văn bản.

Lưu ý: - Cần xin thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy và tuân thủ các quy định về trật tự xã hội của địa phương.

5. Những câu hỏi thường gặp

Mặt hàng thiết yếu là gì?

Các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Bánh mì có phải lương thực thực phẩm không?

Bánh mì là một loại lương thực rất quan trọng trên thế giới; đặc biệt là những nước phương Tây và các nước trồng lúa mì. Hiện nay, bánh mì tại Việt Nam thường được làm từ bột mì, nước ấm, men nở, muối, sữa tươi,… Ngoài ra, một số bánh mì khác có thể cho thêm chà bông, hải sản, trứng, xúc xích… rồi nướng trong lò nướng. Theo đó, bánh mì được xem là lương thực thực phẩm.

Cửa hàng bánh mì có được sản xuất trong mùa dịch không?

Theo tinh thần chỉ thị số 16 của Chính phủ quy định thì những nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,… vẫn sẽ được tiếp tục hoạt động.

Đăng ký kinh doanh cửa hàng bánh ngọt, bánh sinh nhật?

Chủ cửa hàng nên lựa chọn loại hình gì để đăng ký kinh doanh cho cửa hàng bánh ngọt là điều mà nhiều người quan tâm. Phải khẳng định rằng, cửa hàng bánh ngọt là loại hình kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (895 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo