Đối với một quốc gia nông nghiệp ở khí hậu nhiệt đời gió mùa nóng ẩm như Việt Nam. Nhu cầu diệt côn trùng, diệt khuẩn vô cùng cần thiết. Do đó những sản phẩm chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn là bạn của nhà nông cũng như đời sống sinh hoạt của mọi người mọi nhà. Bài viết này cung cấp thông tin về kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.
ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp thông tin về kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.
THIẾU HÌNH
1. Khái niệm
Hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn là hóa chất có chứa hoạt chất diệt côn trùng, diệt khuẩn ở dạng kỹ thuật dùng để gia công chế biến thành chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi tắt là hóa chất).
Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn là sản phẩm có chứa hoạt chất diệt côn trùng, diệt khuẩn, có tên thương mại riêng và được sử dụng trực tiếp để diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi tắt là chế phẩm).
Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 09/2018/TT-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018.
2. Kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh chế phẩm
- Nhân sự: Người phụ trách về an toàn hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về hóa học; Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
- Nơi bày bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn tách biệt với các loại thực phẩm;
- Điều kiện bảo quản chế phẩm đáp ứng các yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn chế phẩm;
- Có trang thiết bị sơ cấp cứu đáp ứng yêu cầu sơ cấp cứu ghi trên nhãn chế phẩm.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn thông dụng bao gồm: Nhang (hương) xua, diệt muỗi; tấm hóa chất xua muỗi dùng trong gia dụng và y tế; bình xịt xua, diệt côn trùng; bả diệt côn trùng; kem xoa, tấm dán, vòng xua côn trùng dùng cho người; dung dịch bốc hơi xua, diệt muỗi; màn, rèm, giấy tẩm hóa chất xua, diệt muỗi; chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng không phải đáp ứng các yêu cầu về nhân sự và Có trang thiết bị sơ cấp cứu đáp ứng yêu cầu sơ cấp cứu ghi trên nhãn chế phẩm.
Đăng ký lưu hành hóa chất chế phẩm, chất diệt côn trùng, diệt khuẩn
a. Điều kiện đối với chế phẩm đăng ký lưu hành
- Độc tính của chế phẩm không thuộc nhóm Ia, Ib theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới đối với chế phẩm diệt côn trùng hoặc nhóm I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất – GHS.
- Không được chứa hoạt chất có tên trong danh mục cấm sử dụng trong chế phẩm.
- Chế phẩm có chứa hoạt chất thuộc danh mục hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm thì chỉ được đăng ký lưu hành với phạm vi sử dụng đã được quy định.
- Được sản xuất tại cơ sở đã công bố đủ điều kiện sản xuất (đối với chế phẩm sản xuất trong nước) hoặc có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (đối với chế phẩm nhập khẩu).
b. Điều kiện đối với chế phẩm đăng ký lưu hành
- Độc tính của chế phẩm không thuộc nhóm Ia, Ib theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới đối với chế phẩm diệt côn trùng hoặc nhóm I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất – GHS.
- Không được chứa hoạt chất có tên trong danh mục cấm sử dụng trong chế phẩm.
- Chế phẩm có chứa hoạt chất thuộc danh mục hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm thì chỉ được đăng ký lưu hành với phạm vi sử dụng đã được quy định.
- Được sản xuất tại cơ sở đã công bố đủ điều kiện sản xuất (đối với chế phẩm sản xuất trong nước) hoặc có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (đối với chế phẩm nhập khẩu).
c. Quy trình đăng ký lưu hành chế phẩm diệt côn trùng diệt khuẩn
- Bước 1: Nộp hồ sơ đến cục quản lý môi trường tại Bộ Y tế
- Bước 2: Cục khi đã nhận hồ sơ sẽ đánh giá thẩm định hồ sơ cho phép khảo nghiệm. Sẽ gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận. Cục quản lý môi trường sẽ thông báo bằng văn bản. Yêu cầu sửa, hoặc bổ sung hoặc không cho khảo nghiệm.
Nếu không yêu cầu bổ sung sửa đổi trong 90 ngày. Người đăng ký phải hoàn chỉnh hồ sơ, giải trình sửa đổi gửi đến Cục quản lý môi trường y tế.
- Bước 4: Nếu không có yêu cầu sửa đổi bổ, thì Cục quản lý môi trường phải trả lời văn bản là cho phép khảo nghiệm hoặc không cho phép.
- Bước 5: Sau khi có văn bản cho phép người đăng ký có nhiệm vụ:
- Hoàn thiện việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định
- Nộp kết quả việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm vào hồ sơ cùng với phí đăng ký trong vòng 12 tháng kể từ ngày ghi trên công văn cho phép khảo nghiệm.
- Bước 6: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Cục quản lý môi trường y tế sẽ thông báo cho người đăng ký về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cấp hoặc không cấp số đăng ký lưu hành.
d. Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
Quý khách hàng nộp 01 bộ bản giấy kèm theo bản điện tử định dạng PDF bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành mới;
- Giấy tờ về tư cách pháp nhân của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất;
- Giấy ủy quyền thực hiện việc đăng ký lưu hành trừ các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong nước là chủ sở hữu chế phẩm hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Mà thương nhân đó là chủ sở hữu chế phẩm;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong nước được chủ sở hữu chế phẩm ủy quyền đăng ký;
- Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được chủ sở hữu chế phẩm ủy quyền đăng ký.
- Tài liệu kỹ thuật của chế phẩm đề nghị đăng ký;
- Kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm (được bổ sung cùng Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm);
- Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm (được bổ sung sau khi Bộ Y tế có văn bản cho phép khảo nghiệm);
- Mẫu nhãn của chế phẩm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (đối với chế phẩm nhập khẩu);
- Tài liệu, kết quả nghiên cứu về an toàn và hiệu lực hoặc khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới hoặc các tổ chức quốc tế tương đương. Về việc sử dụng chế phẩm trong lĩnh vực gia dụng và y tế (đối với chế phẩm có chứa hoạt chất hoặc có dạng sản phẩm lần đầu tiên đăng ký tại Việt Nam).
3. Phạt vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Không có người phụ trách về an toàn hóa chất có trình độ trung cấp trở lên về hóa học;
- Nơi bày bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn không tách biệt với nơi bày bán các loại thực phẩm;
- Điều kiện bảo quản chế phẩm không đáp ứng một trong các điều kiện yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
- Trang thiết bị sơ cấp cứu không đáp ứng yêu cầu sơ cấp cứu ghi trên nhãn chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có trang thiết bị sơ cấp cứu theo yêu cầu ghi trên nhãn chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế từ 01 tháng đến 03 tháng.
Nội dung bài viết:
Bình luận