Thủ tục làm giấy phép kinh doanh giết mổ [Chi tiết 2024]

Điều kiện giết mổ gia súc được áp dụng cho các cá nhân, cơ sở kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nên cần phải đáp ứng những nội dung quy định. Hầu hết khách hàng có nhu cầu mở cơ sở kinh doanh giết mổ đều gặp các vướng mắc trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện để xin cấp phép hoạt động cơ sở. ACC sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát về vấn đề trên thông qua Điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.Kinh Doanh Giết Mổ
Kinh Doanh Giết Mổ

Cơ sở giết mổ gia cầm - cơ sở giết mổ bò - cơ sở giết mổ trâu bò - cơ sở giết mổ tập trung - cơ sở giết mổ tập trung là gì - cơ sở giết mổ an toàn thực phẩm - lò mổ bò - lò giết mổ bò - cơ sở giết mổ công nghiệp - kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc gia cầm - quy định cơ sở giết mổ gia súc - điều kiện cơ sở giết mổ - quy định cơ sở giết mổ - cơ sở giết mổ gà - quy định về cơ sở giết mổ nhỏ lẻ - cơ sở giết mổ là gì - kiểm tra cơ sở giết mổ - điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm - cơ sở giết mổ lợn - quy định về cơ sở giết mổ lợn - thế nào là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ - lò mổ lợn - quy chuẩn cơ sở giết mổ - quy định về cơ sở giết mổ gia cầm - quy định về cơ sở giết mổ - cơ sở giết mổ gia súc gia cầm - cơ sở giết mổ trâu - cơ sở giết mổ gà tphcm - cơ sở giết mổ vit -tiêu chuẩn về cơ sở giết mổ -nguyên tắc vệ sinh trong cơ sở giết mổ - điều kiện vệ sinh thú y cơ sở giết mổ - tiêu chuẩn vệ sinh thú y cơ sở giết mổ

1. Điều kiện đăng ký kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để kinh doanh hợp pháp ngành nghề này, người kinh doanh cần chuẩn bị các điều kiện luật định và xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở kinh doanh giết mổ.

Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm; các điều kiện để kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bao gồm:

>>>>>>>Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023

1. Về nhân lực

  • Chủ cơ sở, người trực tiếp giết mổ, sơ chế có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Chủ cơ sở và người trực tiếp giết mổ, sơ chế phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

2. Về địa điểm giết mổ

Hiện nay, với quy định mới, các điều kiện về địa điểm cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, yêu cầu mới với địa điểm giết mổ gia súc, gia cầm hầu như đã bị lược bớt, nghị định cũng bỏ quy định chủ cơ sở, người trực tiếp giết mổ, sơ chế phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu về sức khỏe; cơ sở phải có nước sử dụng cho giết mổ, sơ chế đáp ứng các quy định kỹ thuật tại QCVN 01:2009/BYT và có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao… song địa điểm giết mổ phải bảo đảm:

  • Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
  • Tách biệt khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ; khu vực giết mổ và khu vực xử lý sau giết mổ; khu vực vệ sinh, thay đồ bảo hộ;
  • Có nước sử dụng cho giết mổ, sơ chế đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;
  • Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn; dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.

3. Về thiết bị, dụng cụ giết mổ, sơ chế

Căn cứ Tiết 2.2 Mục 2 QCVN 150: 2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định trang thiết bị, dụng cụ tại cơ sở giết mổ động vật tập trung phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:

- Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ làm bằng vật liệu bền, không gỉ, không bị ăn mòn, không độc, dễ làm sạch, khử trùng và không gây chấn thương cho động vật.

- Phải sử dụng riêng dụng cụ và đồ dùng cho từng khu vực.

- Làm sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng, bảo quản đúng nơi quy định dao và dụng cụ cắt thịt.

- Phải có các thùng chứa nước nóng đạt nhiệt độ tối thiểu 82 độ C hoặc dung dịch khử trùng đặt tại các vị trí thích hợp để sát trùng dụng cụ.

- Có chương trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị; chỉ được tiến hành việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc sau ca giết mổ, khi thịt đã được chuyển đi hết; lưu giữ đầy đủ hồ sơ bảo dưỡng.

- Sử dụng dụng cụ và phương pháp để đánh dấu động vật sao cho không được gây đau đớn không cần thiết cho chúng.

 Quy định về cơ sở đăng ký kinh doanh giết mổ nhỏ lẻ

Về việc giết mổ đối với các cơ sở nhỏ lẻ, mỗi tỉnh sẽ ban hành những quy chế riêng biệt để tiện quản lý trong phạm vi địa phương mình. Nhưng về cơ bản, có thể tham khảo ở một vài tỉnh như sau:

Về địa điểm:

+ Phù hợp với quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

+ Cách khu dân cư tập trung, sông, suối, nguồn nước cung cấp phục vụ cho sản xuất tối thiểu 50 mét; cách nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, các trang trại chăn nuôi, các nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nguồn thải bụi và hóa chất độc hại) và các công trình công cộng tối thiểu 100 mét.

+ Được xây dựng ở nơi có nguồn cung cấp điện và nước ổn định.

+ Thuận tiện cho việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Về thiết kế và bố trí

+ Cơ sở giết mổ phải có tường rào tách biệt với khu vực xung quanh và bố trí thành hai khu riêng biệt gồm khu vực hành chính và khu vực sản xuất để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

+ Diện tích cơ sở giết mổ phải phù hợp với công suất giết mổ và tình hình thực tế; đường nhập động vật sống và động vật sau khi giết mổ phải riêng biệt; không vận chuyển động vật sống đi qua khu sạch; phải có hệ thống xử lý chất thải, nước thải phù hợp với công suất của cơ sở; có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng khi xe và người ra vào khu giết mổ.

- Đối với khu giết mổ động vật

+ Được thiết kế bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. Giữa hai khu phải cách biệt nhau, trước cửa mỗi khu có hố hoặc máng sát trùng.

+ Mái hoặc trần: Được làm bằng vật liệu bền, không bị dột, không thấm nước, dễ vệ sinh khử trùng, có hệ thống hút hơi nước ngưng tụ hoạt động tốt; Khoảng cách của dây truyền giết mổ treo đến trần nhà (gia súc, gia cầm) ít nhất 01 mét.

+ Tường vây xung quanh xây bằng gạch, tường phía trong khu giết mổ được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng.

+ Sàn khu vực giết mổ được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh và khử trùng; nền sàn thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn.

- Đối với cơ sở giết mổ gia súc trên sàn, khoảng cách từ sàn đến mái hoặc trần tối thiểu là 3,6m tại nơi tháo tiết, 4,8m tại nơi đun nước nóng và làm lông, 3m tại nơi pha lọc thịt.

- Đối với cơ sở giết mổ gia cầm thủ công phải có bàn hoặc bệ để lấy phủ tạng, bàn hoặc bệ xếp thân thịt sau khi giết mổ. Chiều cao của bàn hoặc bệ ít nhất 0,9 mét so với mặt sàn.

Đối với hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải

- Hệ thống thoát nước thải phải có kích thước phù hợp đảm bảo theo công suất giết mổ; nước thải được chảy từ khu sạch đến khu bẩn, đảm bảo không bị đọng nước trên sàn sau khi vệ sinh; có lưới chắn rác trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải; vị trí cửa xả nước thải có nắp bảo vệ và thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu.

- Nước thải của cơ sở giết mổ sau khi xử lý phải đạt chất lượng theo quy định; phân, rác hữu cơ của cơ sở giết mổ phải được xử lý đảm bảo môi trường; cơ sở phải có khu xử lý chất thải rắn, xử lý động vật chết, phủ tạng hoặc các phần của thân thịt có nghi ngờ mang mầm bệnh truyền nhiễm (nếu không có nơi xử lý phải có hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề thu gom chất thải đảm bảo không làm lây lan dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường); có các thùng đựng chất thải rắn, phế phụ phẩm riêng biệt, có nắp đậy không để lây nhiễm chéo, thường xuyên thu gom, dọn sạch chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ.

Đối với thiết bị chiếu sáng và thông khí

- Thiết bị chiếu sáng và cường độ ánh sáng:

+ Có đủ ánh sáng để phục vụ việc giết mổ tại cơ sở.

+ Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ.

- Thông khí:

+ Hệ thống thông khí phải được thiết kế đảm bảo không khí lưu thông từ khu sạch sang khu bẩn.

+ Cửa thông gió của cơ sở phải có lưới bảo vệ chống côn trùng và động vật gây hại.

Về đối với các trang thiết bị và bảo dưỡng

- Trang thiết bị sử dụng cho giết mổ ở mỗi khu vực được làm bằng vật liệu không rỉ, không bị ăn mòn, không độc hại; các trang thiết bị được vệ sinh trước và sau khi sử dụng; các vật dụng bảo quản đúng nơi quy định.

- Bố trí tại những vị trí thuận tiện đầy đủ hệ thống bồn rửa tay, bồn rửa và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ giết mổ và bảo hộ lao động bằng những chất tẩy rửa trong danh mục được phép sử dụng sau khi thực hiện xong công việc.

- Có lịch bảo dưỡng định kỳ các thiết bị để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho cơ sở giết mổ; việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc chỉ được tiến hành sau khi cơ sở ngừng giết mổ và sản phẩm thịt, phủ tạng đã chuyển đi hết.

Đăng ký giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm

Hiện nay, việc đăng ký giấy phép mổ gia súc, gia cầm được thực hiện tại Chi cục Thú y tỉnh, nơi đặt cơ sở kinh doanh

Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở kinh doanh giết mổ

Với các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh giết, mổ động vật; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở kinh doanh giết mổ mới được thực hiện kinh doanh trên thực tế

Quy trình giết mổ gia súc

Đối với quy trình giết mổ gia súc, phải đáp ứng được những vấn đề sau:

- Việc giết mổ gia súc, gia cầm để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước và sau giết mổ.

- Cán bộ Thú y phải trực tiếp thực hiện kiểm soát giết mổ, đóng dấu kiểm soát giết mổ và thu phí, lệ phí tại cơ sở giết mổ tập trung.

- Gia súc, gia cầm đem giết mổ phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Để được cấp giấy phép kinh doanh giết mổ, chủ kinh doanh cần phải thực hiện xin giấy cấp phép theo quy trình sau:

Bước 1: Chủ kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật về đầu tư và an toàn thực phẩm; sau đó nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y tỉnh – nơi đặt cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại: bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
  • Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

Bước 2: Cơ quan Thú y tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các giấy tờ liên quan.

  • Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra hướng dẫn chủ kinh doanh để hồ sơ hợp lệ.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trong 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan Thú y có phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh đối với cơ sở.

Bước 3: Chi cục Thú y sẽ thành lập Đoàn kiểm tra các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y, cũng như các trang thiết bị, phương tiện, các dụng cụ sử dụng… đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Nếu đủ điều kiện thì đoàn sẽ xác nhận vào biên bản kiểm tra; nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu thì đoàn sẽ hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng quy định.

Bước 4: Chi cục Thú y cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở kinh doanh giết mổ.

Bước 5: Chủ cơ sở kinh doanh nhận Giấy chứng nhận tại Chi cục Thú y tỉnh.

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, chủ kinh doanh đã có thể vận hành và quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm một cách an toàn và hợp pháp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về cơ sở giết mổ gia cầm - cơ sở giết mổ bò - cơ sở giết mổ trâu bò - cơ sở giết mổ tập trung - cơ sở giết mổ tập trung là gì - cơ sở giết mổ an toàn thực phẩm - lò mổ bò - lò giết mổ bò - cơ sở giết mổ công nghiệp - kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc gia cầm - quy định cơ sở giết mổ gia súc - điều kiện cơ sở giết mổ - quy định cơ sở giết mổ - cơ sở giết mổ gà - quy định về cơ sở giết mổ nhỏ lẻ - cơ sở giết mổ là gì - kiểm tra cơ sở giết mổ - điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm - cơ sở giết mổ lợn - quy định về cơ sở giết mổ lợn - thế nào là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ - lò mổ lợn - quy chuẩn cơ sở giết mổ - quy định về cơ sở giết mổ gia cầm - quy định về cơ sở giết mổ - cơ sở giết mổ gia súc gia cầm - cơ sở giết mổ trâu - cơ sở giết mổ gà tphcm - cơ sở giết mổ vit -tiêu chuẩn về cơ sở giết mổ -nguyên tắc vệ sinh trong cơ sở giết mổ - điều kiện vệ sinh thú y cơ sở giết mổ - tiêu chuẩn vệ sinh thú y cơ sở giết mổ.

Thời gian xin giấy phép kinh doanh giết mổ: 15 ngày làm việc

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện giết mổ, sơ chế động vật, bao gồm

- Tư vấn về hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện giết mổ, sơ chế động vật

- Tư vấn về địa điểm, điều kiện của cơ sở cơ sở đủ điều kiện giết mổ, sơ chế động vật

- Tư vấn về các thủ tục pháp lý liên quan ngài những vấn đề nói trên như: thuế, ….

Chi phí xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện giết mổ, sơ chế động vật

I Lệ phí trong công tác thú y    
1 Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; thủy sản nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất (gồm kho ngoại quan), chuyển cửa khẩu Lần 70.000
2 Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y Lần 100.000
II Phí phòng, chống dịch bệnh cho động vật    
1 Thẩm định vùng an toàn dịch bệnh động vật (bao gồm cả thủy sản) Lần 3.500.000
2 Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản) Lần 300.000
3 Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh do Cục Thú y thực hiện (theo yêu cầu của chủ cơ sở hoặc yêu cầu của nước xuất khẩu); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để chứng minh cơ sở an toàn dịch bệnh để xuất khẩu Lần 1.000.000

 

3. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ phí xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện giết mổ, sơ chế động vật của ACC

Khi đến với ACC, quý khách hàng sẽ được ACC bảo đảm ra giấy trong thời hạn 2 bên thỏa thuận và chịu trách nhiệm pháp lý 100% nếu hồ sơ xảy ra vấn đề

Những câu hỏi liên quan đến điều kiện giết mổ gia súc, gia cầm

Vận chuyển gia súc cần giấy tờ gì?

Khi vận chuyển gia súc cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định và được các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông xác nhận.

Thời gian xin giấy phép kinh doanh giết mổ là bao nhiêu ngày?

15 ngày làm việc

Hồ sơ đối với thủ tục xin giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm?

Thành phần hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Phụ lục V Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT)

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (Phụ lục VI Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT)

+ Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (gọi tắt là giấy xác nhận kiến thức về ATTP)

+ Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia giết mổ.

Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn, tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh hiệu quả. Với đội ngũ chuyên viên tận tình, giàu kinh nghiệm thực tế, nếu có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

-        Tư vấn pháp lý: 1900.3330

-        Zalo: 084.696.7979

-        Khiếu nại: 1800.0006

-        Văn phòng: (028) 777.00.888

-        Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo