Kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý (Cập nhật 2024)

Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm là việc chứng nhận sản phẩm trong đó chuẩn mực sử dụng để chứng nhận là các tiêu chuẩn được xây dựng trên nguyên tắc đồng thuận, bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc gia. Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu mặt hàng nào đó về Việt Nam để phân phối. Khi làm thủ tục hải quan yêu cầu phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm như thế nào?

Kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý
Kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý

Tổ chức phải được thành lập theo quy định của pháp luật.

Tổ chức phải có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:

  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa;
  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021-1:2015 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.

Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên
  • Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;

  • Có kinh nghiệm đánh giá ít nhất 20 ngày công đối với chương trình chứng nhận tương ứng.
    Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận, phải có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực chứng nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định như trên.

2. Thành phần hồ sơ

  • Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận;
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm:
    • Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
    • Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình chứng nhận, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với phạm vi chưa được công nhận .
  • Mẫu Giấy chứng nhận.

3. Các bước để kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động chứng nhận:

  • Hệ thống quản lý hoặc sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
  • Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:

  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc theo đường bưu điện.

Lưu ý:

  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, bản sao các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18 Nghị định này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu.
  • Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức chứng nhận phải nộp bản sao đã được chứng thực các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18 Nghị định này.
  • Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo