Hiện nay, chúng ta có thể thấy có rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm. Đồ lưu niệm có một ưu điểm là giá rẻ, đa dạng nên nguồn vốn để kinh doanh đồ lưu niệm cũng không cần nhiều. Tuy nhiên khi kinh doanh đồ lưu niệm, chúng ta cũng cần phải có một số kinh nghiệm. Vậy bạn đã biết những kinh nghiệm đó ? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây về kinh nghiệm kinh doanh đồ lưu niệm.
Kinh nghiệm kinh doanh đồ lưu niệm
1. Kinh nghiệm kinh doanh đồ lưu niệm vốn ít lời nhiều năm 2021
1.1. Về xin giấy phép đăng kí kinh doanh:
Trước khi xin giấy phép đăng kí kinh doanh, chủ cửa hàng phải nắm bắt được một số thông tin sau đây
Thông tin chủ cửa hàng: họ tên đầy đủ , địa chỉ cư trú, số chứng minh nhân dân và ngày cấp chứng minh và chữ ký
Địa chỉ của hàng chính xác:
Ngành nghề kinh doanh:
1.2. Vốn mở cửa hàng:
- Về nguồn hàng: nguồn hàng nên đảm bảo rẻ, đẹp, nhiều màu sắc, chủng loại. Một số mẫu phổ biến bạn có thể nhập như gấu bông, khuyên tai, vòng cổ, tranh cát, sổ tay,….Hoặc bạn có thể tìm một số mẫu độc lạ, thu hút giới trẻ hiện nay
Xuất xứ nguồn hàng cũng khá đa dạng, nhưng đa số đều từ Trung Quốc do tính đa dạng , giá rẻ, đep. Các bạn có thể đến các khu chợ đầu mối.Ở Hà Nội hoặc các bạn có thể ra chợ Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Mã,...
1.3. Về địa điểm:
Địa điểm mở cửa hàng có độ lớn vừa phải, không quá bé, không phải là đất tranh chấp. Địa ở khu mặt đường, trung tâm, gần các trường đại học thì càng tốt.
1.4. Về quảng cáo:
Khi mới mở cửa hàng, bạn có thể triển khai một số chương trình ưu đãi như giảm giá 50% cho 50 đơn hàng đầu tiên hoặc mua 1 tặng 1 hoặc tặng kèm quà với đơn hàng trị giá từ 200 nghìn đồng. Ngoài ra, bạn có thể tạo một trang web để bán hàng trên mạng, nhất là trong thời buổi dịch covid – 19, việc ra đường phải được giảm thiểu đáng kể. Bạn vừa có thể bán được nhiều hàng hơn, thúc đẩy quy mô kinh doanh.
1.5. Về trang trí:
Về trang trí cửa hàng cũng rất quan trọng: không nên trang trí quá lòe loẹt, bạn nên xác định đối tượng khách hàng của bạn đa số là ai, sau đó trang trí phù hợp.
2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh đồ lưu niệm
Vì mở cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm nên sẽ đăng kí giấy phép kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh theo điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
“2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”
3. Đăng kí kinh doanh đồ lưu niệm ở đâu?
Căn cứ Khoản 1 điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Việc đăng kí kinh doanh đồ lưu niệm sẽ được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
4. Cần chuẩn bị gì khi kinh doanh đồ lưu niệm?
Để kinh doanh đồ lưu niệm, cần chuẩn bị như sau:
- Chuẩn bị vốn, vì đồ lưu niệm thường có chi phí không cao nên vốn chỉ dao động từ 50 triệu đến 200 triệu đồng
- Chuẩn bị địa điểm kinh doanh
- Có địa chỉ nhập hàng, cung cấp nguồn hàng
- Đã đăng kí giấy phép kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề kinh nghiệm kinh doanh đồ lưu niệm. Đồ lưu niệm tuy chỉ là những món quà nhỏ bé nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa, đối với lượng có thể được mang đi tặng hoặc trang trí. Tuy nhiên việc kinh doanh đồ lưu niệm không hề dễ dàng, bên cạnh niềm đam mê kinh doanh chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị Đầy đủ để việc kinh doanh đồ lưu niệm được thuận lợi.
Nếu các bạn không có câu hỏi gì về vấn đề kinh doanh đồ lưu niệm, công ty chúng tôi có dịch vụ hỗ trợ tư vấn chắc chắn sẽ làm các bạn hài lòng.
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!