Kinh doanh đồ dùng trẻ em hiện nay theo quy định của Luật hiện hành

Kinh doanh đồ dùng trẻ em hiện nay đang là lĩnh vực kinh doanh được nhiều người quan tâm. Do đó, những kiến thức về kinh doanh mặt hàng này được chúng tôi tổng hợp ở bài viết dưới đây!

THIẾU HÌNH

1. Kinh doanh đồ dùng trẻ em là kinh doanh mặt hàng nào?

Kinh doanh đồ dùng trẻ em là một khái niệm kinh doanh rộng với việc bao quát các lĩnh vực cơ bản như: Kinh doanh quần áo trẻ em; Kinh doanh đồ sơ sinh; Kinh doanh thực phẩm cho bé; Kinh doanh đồ ăn trẻ em; kinh doanh các loại xe trẻ em; kinh doanh đồ dùng giáo dục cho trẻ em.

Trong đó, các chủ thể có nhu cầu kinh doanh có thể chọn lựa nhiều mặt hàng như:

  • Kinh doanh đồ sơ sinh, kinh doanh quần áo trẻ em đồ sơ sinh, tã, lót, khăn mặt, khăn tắm….
  • Kinh doanh sản phẩm cho trẻ em, kinh doanh đồ ăn trẻ em bao gồm mặt hàng sữa, đồ ăn dặm, đồ ăn vặt cho bé, thực phẩm chức năng giúp trẻ phát triển
  • Kinh doanh đồ chơi cho trẻ em, kinh doanh đồ dùng cho trẻ em: như kinh doanh các loại xe trẻ em.
  • Kinh doanh đồ dùng giáo dục cho trẻ em
  • Nhóm mặt hàng gia dụng: máy vắt sữa, máy hâm sữa, xe đẩy, xe tập đi, nôi, chậu tắm, chậu rửa mặt,…
  • Nhóm mặt hàng chăm sóc cá nhân: tăm bông, sữa tắm, phấn rôm, dung dịch giặt xả, dầu gội, kem dưỡng,..

2. Vậy, việc mở cửa hàng kinh doanh đồ dùng trẻ em có cần thực hiện đăng ký kinh doanh hay không?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP : “Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.”

Do vậy, những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại bao gồm:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định
  • Buôn chuyến hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, những cá nhân kinh doanh đồ dùng trẻ em, kinh doanh sản phẩm dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ không thuộc trường hợp đăng ký kinh doanh nếu quy mô cửa hàng nhỏ. Ngược lại, nếu quy mô cửa hàng lớn, số vốn lớn cùng với thực hiện kinh doanh trên diện rộng thì cá nhân phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật kinh doanh và tuân theo Luật Thương mại.

3. Kinh nghiệm kinh doanh đồ dùng trẻ em

Việc kinh doanh cửa hàng đồ chơi trẻ em hiện nay được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng có thể kiếm được lợi nhuận tốt từ hoạt động đó. Do vậy, ở dưới đây, ACC tổng hợp các kinh nghiệm kinh doanh đồ dùng trẻ em, kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm cho trẻ em như sau:

3.1 Lên ý tưởng kinh doanh cửa hàng cho trẻ em

Kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, có nguồn khách hàng ổn định, thu nhập tốt. Tuy nhiên, các cửa hàng kinh doanh đều nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát, chưa được đầu tư bài bản từ khâu lên ý tưởng kinh doanh cho trẻ em, kế hoạch kinh doanh quần áo trẻ em đến hay chiến lược kinh doanh đồ chơi trẻ em. Cho nên, cá nhân tự do phát triển ý tưởng kinh doanh cho trẻ em. Một số ý tưởng độc đáo như: 

  • Kinh doanh đồ ăn trẻ em: Trẻ em thường thích búp bê barbie hay ghép hình, lego, các đồ chơi rèn luyện trí thông minh khác.,, Phụ huynh luôn quan tâm đến sở thích của con. Bằng cách khen thưởng khi con đạt điểm cao, hoặc dịp sinh nhật sẽ mua đồ chơi tặng cho các con. Do đó,  phụ huynh sẵn sàng  mua nhiều hơn vào đồ chơi cho con cái. Thêm vào đó, nền kinh tế ngày giúp chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện, các gia đình có điều kiện tốt hơn nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Kinh doanh các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, kinh doanh thực phẩm cho bé. Điển hình cho trường hợp này có thể là kinh doanh quần áo trẻ em tự thiết kế, kinh doanh đồ sơ sinh online, kinh doanh đồ dùng trẻ em online. Trên thị trường thiếu hụt đi nguồn cung thực phẩm cho bé. Hầu hết, thực phẩm chủ yếu là sữa bột, sữa tươi, sữa chua… chưa có nhiều sản phẩm là bánh ăn dặm vừa kích thích bé ăn uống vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng cho bé. Có thể nói, thị trường thực phẩm cho bé có nhiều khoảng trống tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai phá được.

3.2 Có chiến lược kinh doanh đồ dùng trẻ em tốt

Chiến lược kinh doanh đi theo trình tự các bước như sau:

  • Tìm hiểu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu đối thủ
  • Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
  • Chuẩn bị vốn
  • Chọn ngách kinh doanh
  • Tìm nguồn hàng
  • Triển khai mặt bằng và trưng bày
  • Chú trọng đến quản lý nhân sự

Như vậy, để việc kinh doanh có hiệu quả, thì các chủ thể kinh doanh cần:

  • Chú trọng đến tạo thương hiệu cho cửa hàng của bạn. Càng nhiều ý tưởng kinh doanh liên quan đến trẻ em càng giúp ích cho việc chọn thương hiệu. Thương hiệu dành cho trẻ em nên gần gũi, dễ nhớ, tươi sáng, vui tươi,
  • Xác định nguồn vốn khi mở cửa hàng kinh doanh. Những khoản chi và dự trù lợi nhuận thu về trong vòng 6 tháng.
  • Tìm kiếm nguồn cung ứng sản phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng phù hợp với yêu cầu của phụ huynh và sở thích của các bé.
  • Xây dựng chiến lược tiếp thị khác hàng, chiến lược  và mở các kênh bán hàng  online như Fanpage, Website, Youtube.

3.3 Lưu ý những rủi ro khi kinh doanh đồ dùng trẻ em

Để tránh những rủi ro khi kinh doanh đồ dùng trẻ em, về cơ bản, chủ thê kinh doanh cần có chiến lược kinh doanh đồ dùng trẻ em, chiến lược kinh doanh quần áo trẻ em. Nếu không chuẩn bị kỹ càng thì có thể gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Không nghiên cứu thị trường của lĩnh vực cụ thể ví dụ nghiên cứu thị trường quần áo trẻ em, chọn sản phẩm không phù hợp với thị yếu
  • Không xây dựng được thương hiệu cá nhân, đầu tư ít chi phí cho việc tiếp thị sản phẩm và marketing.
  • Không nắm được quy định của pháp luật về kinh doanh cửa hàng mẹ và bé.

4. Những hình thức chính trong kinh doanh cửa hàng đồ dùng trẻ em

Việc kinh doanh mặt hàng này cần phải tuân thủ các hình thức quy định tại Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, có hai hình thức pháp lý cơ bản được nhiều người lựa chọn bao gồm:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
  • Doanh nghiệp: Việc kinh doanh theo hình thức này có thể tồn tại dưới các dạng của doanh nghiệp như: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,…

5. Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng đồ chơi trẻ em theo quy định Luật doanh nghiệp năm 2020

5.1. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ dùng trẻ em dưới hình thức hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Đối với hồ sơ mở cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em theo hình thức hộ kinh doanh thì thẩm quyền thuộc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

Quy trình đăng ký kinh doanh cửa hàng đồ dùng trẻ em theo hình thức hộ kinh doanh

  • Bước 1: Cá nhân đi đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh nộp bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo hướng dẫn nêu trên
  • Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
  • Bước 3: Nhận kết quả

Chi phí để mở cửa hàng: 100.000 đồng/lần

5.2.Thủ tục đăng ký kinh doanh đồ dùng trẻ em theo hình thức doanh nghiệp

5.2.1.  Điều kiện về chủ thể thành lập cửa hàng 

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định Nghị định 01/2021 NĐ-CP, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan

Như vậy, những ai có nhu cầu kinh doanh và có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc những đối tượng thuộc điều cấm trong Luật Doanh nghiệp và những luật khác có liên quan thì được đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp

5.2.2. Điều kiện về cửa hàng 

a. Xác định loại hình doanh nghiệp

Cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em có thể được thành lập theo một trong số các loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần.

b. Đặt tên cửa hàng kinh doanh

Việc đặt tên của cửa hàng mẹ và bé bằng tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  1. a) Loại hình doanh nghiệp;
  2. b) Tên riêng.

Với loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

c. Chọn địa chỉ trụ sở 

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Một doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

d. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề kinh được thể hiện trong giấy đăng ký doanh nghiệp. Các ngành nghề kinh doanh mà chủ cơ sở kinh doanh chọn phải phù hợp với các ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Với ngành nghề kinh doanh không điều kiện thì chủ doanh nghiệp thực hiện hoạt động bình thường còn với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo những điều kiện quy định trong luật chuyên ngành mới có thể thành lập và hoạt động trên thực tế.

e. Dự kiến vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Chủ sở hữu có quyền góp số vốn tương ứng với nhu cầu kinh doanh, phù hợp thực tế.

f. Mức phạt cụ thể khi không đăng ký doanh nghiệp khi thuộc trường hợp phải đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ điểm c Khoản 4 Điều 28 NĐ  50/2016/NĐ-CP Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

6. Các vấn đề cần thực hiện sau khi đăng ký doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng đồ dùng trẻ em

6.1. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

  • 01 bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • 01 bản công chứng Chứng minh nhân dân của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
  • 01 bản sao điều lệ doanh nghiệp;
  • 01 bản sao có mẫu con dấu

6.2. Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm có:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
  • Giấy ủy quyền

Sau khi tiếp nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và truyền thông tin sang Hệ thống thông tin đăng ký thuế. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

6.3. Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

  • Mức thu lệ phí môn bài, quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016 NĐ-CP
  • Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
    • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
    • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
    • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
  • Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
    • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
    • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
    • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
  • Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế môn bài

Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

6.4. Làm biển doanh nghiệp

Điều 22, Điều 23 Nghị định 103/2009 NĐ-CP Nội dung biển hiệu

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
  • Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;
  • Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);
  • Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);
  • Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

6.5. Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử

Luật Giao dịch điện tử 2005 và Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 quy định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, giao dịch điện tử. Khi tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt động công cộng, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải sử dụng chữ ký số công cộng do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp. Do đó doanh nghiệp cần mua chữ ký số để đảm bảo hoạt động của công ty. 

6.6. Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử

Hồ sơ cần đề nghị phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hoá đơn điện tử (Theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC).
  • Thông báo phát hành hoá đơn điện tử theo Mẫu. (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC).
  • Hoá đơn điện tử mẫu. 

7. Quy trình đăng ký cửa hàng đồ dùng trẻ em của ACC

Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề đăng ký kinh doanh các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,  kinh doanh sản phẩm cho bé, kinh doanh dịch vụ cho trẻ em, kinh doanh thực phẩm cho bé,..

  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận

Nếu như có thắc mắc về vấn đề này, hãy đến với chúng tôi, Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn. Liên hệ với chúng tôi qua:

Tổng đài tư vấn: Hotline 1900.3330

Zalo: Qua số điện thoại: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1111 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo