Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi (Điều kiện và thủ tục 2023)

THIẾU MỞ BÀI

Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi (Điều kiện và thủ tục
Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi (Điều kiện và thủ tục

1. Một số khái niệm

  • Chăn nuôi là gì? là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
  • Dịch vụ chăn nuôi là gì? Là các hoạt động thể lực, khả năng tổ chức, quản tí, kiến thức và kĩ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi. Có thể hiểu, kinh doanh dịch vụ chăn nuôi bao gồm:
    • Hoạt động để thúc đẩy việc nhân giống; tăng trưởng và sản xuất sản phẩm động vật;
    • Kiểm tra vật nuôi, chăn dắt cho ăn, thiến hoạn gia súc, gia cầm, rửa chuồng trại, lấy phân...;
    • Các hoạt động liên quan đến thụ tinh nhân tạo;
    • Cắt, xén lông cừu;
    • Các dịch vụ chăn thả, cho thuê đồng cỏ;
    • Nuôi dưỡng và thuần dưỡng thú;
    • Phân loại và lau sạch trứng gia cầm, lột da súc vật và các hoạt động có liên quan;
    • Đóng móng ngựa, trông nom ngựa.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ chăn nuôi

  • Để kinh doanh dịch vụ chăn nuôi phải đáp ứng những điều kiện cơ bản dưới đây:
  • Vị trí xây dựng cơ sở kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định của pháp luật.
  • Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y, để bảo đảm chất lượng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ chăn nuôi.
  • Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi;
  • Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
  • Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian hoạt động kinh doanh dịch vụ chăn nuôi.
  • Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chăn nuôi

Về cơ bản thì thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chăn nuôi được quy định chung trong chương II Thành lập doanh nghiệp từ Điều 18 – Điều 46 Luật Doanh Nghiệp 2014, theo đó để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chăn nuôi cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ thành lập công ty được thực hiện qua các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty kinh doanh dịch vụ chăn nuôi:

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều các loại hình công ty/ doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó có thể xác định và chọ lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình, với tầm phát triển của công ty. Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam, đó là:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Công ty cổ phần

Chuẩn bị bản sao công chứng các giấy tờ sau:

Bản sao thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ người đại diện theo pháp luật và các thành viên góp vốn/ các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.

Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:

  • Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, chúng ta truy cập vào đường link sau để kiểm tra: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
  • Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty: Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,...

Lựa chọn vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty (nên là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc).

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Bước 2. Tiến hành thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chăn nuôi

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần)
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

Nộp hồ sơ doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ qua mạng điện tử

  • Nộp hồ sơ doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
    • Hồ sơ hợp lệ thì nhận giấy biên nhận và chờ kết quả. Đến ngày hẹn trên giấy biên nhận đến Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận kết quả.
    • Hồ sơ chưa hợp lệ thì tiến hành bổ sung sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu, nộp lại hồ sơ và chờ kết quả.
  • Nộp hố sơ doanh nghiệp qua mạng điện tử trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, scan toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc sử dụng Tocken (chữ ký số) để nộp hồ sơ qua mạng. Nhập dữ liệu vào phần kê khai thành lập doanh nghiệp và tải hồ sơ đã scan lên và nộp.
    • Nếu hồ sơ đầy đủ thì sẽ được thông báo hồ sơ hợp lệ và đưa tất cả hồ sơ gốc đã chuẩn bị đến bộ phận một cửa thuộc Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận kết quả
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ cần tiến hành sửa đổi bổ sung theo yêu cầu, nộp lại và chờ kết quả.

Lưu ý: Trường hợp ủy quyền đi nộp hồ sơ phải có giấy ủy quyền.

Bước 3. Thủ tục làm con dấu pháp nhân cho công ty kinh doanh dịch vụ chăn nuôi:

  • Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu công ty và gửi thông báo mẫu dấu về phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc nộp thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử trên trang cổng thông tin điện tử quốc gia.
  • Đối với việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.
  • Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
  • Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
  • Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND.

Bước 4. Các thủ tục khác sau khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chăn nuôi

  • Tiến hành khai thuế ban đầu
  • Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm, và mức thu phân theo bậc.)
  • Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng
  • Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn
  • Dán hoặc treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở công ty
  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Tiến hành mở tài khoản ngân hàng công ty.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Nhóm ngành dịch vụ chăn nuôi gồm những hoạt động gì?

Nhóm 0162 - 01620: Hoạt động dịch vụ chăn nuôi gồm:
Các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí và hợp đồng các công việc sau:
- Hoạt động để thúc đẩy việc nhân giống; tăng trưởng và sản xuất sản phẩm động vật;
- Kiểm tra vật nuôi, chăn dắt cho ăn, thiến hoạn gia súc, gia cầm, rửa chuồng trại, lấy phân...;
- Các hoạt động liên quan đến thụ tinh nhân tạo;
- Cắt, xén lông cừu;
- Các dịch vụ chăn thả, cho thuê đồng cỏ;
- Nuôi dưỡng và thuần dưỡng thú;
- Phân loại và lau sạch trứng gia cầm, lột da súc vật và các hoạt động có liên quan;
- Đóng móng ngựa, trông nom ngựa.

4.2 Hộ kinh doanh thực hiện hoạt động chăn nuôi có phải đăng ký kinh doanh không?

Trường hợp hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh (trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện). Như vậy, nếu hộ kinh doanh hoạt động chăn nuôi với quy mô lớn và có thu nhập được xác định là không thấp thì thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo