Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Cửa Hàng Mẹ Và Bé, Đồ Sơ Sinh, Đồ Trẻ Em 2023

Kidsplaza, Concung, Babysmart, Bibo Mart,… là những chuỗi cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em nổi tiếng hiện nay. Kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em là một thị trường tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy thị trường này đang thu hút nhiều chủ thể tham gia. Bài viết sau đây cung cấp thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em theo đúng quy định pháp luật .

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.

Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Cửa Hàng Mẹ Và Bé, Đồ Sơ Sinh, Đồ Trẻ Em
Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Cửa Hàng Mẹ Và Bé, Đồ Sơ Sinh, Đồ Trẻ Em

1. Cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em kinh doanh mặt hàng nào?

  • Cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em thường kinh doanh các mặt hàng như đồ sơ sinh. Sữa bỉm, đồ ăn dặm, quần áo, xe đẩy, nôi cũi, bình sữa, máy hút sữa, ghế rung,…
  • Đây là ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện. Cho nên các chủ thể kinh doanh chỉ cần đáp ứng đủ các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh là có thể tham gia thị trường.

2. Mở cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em có cần đăng ký kinh doanh hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh, các trường hợp như vậy bao gồm:

2.1. Cá nhân hoạt động thương mại là gì?

Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một. Một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa. Cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.

2.2. Những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định. Bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân. Được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ. Có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước. Có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số... và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo đó, việc kinh doanh cửa hàng mẹ và bé không thuộc các trường hợp nêu trên. Cho nên khi mở cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em phải đăng ký kinh doanh. 

2. Hình thức đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp 2014 thì:

  • Hộ kinh doanh do các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm và những người bán hàng rong, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  • Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên. Phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Hai hình thức kinh doanh cửa hàng mẹ và bé

  • Hình thức thứ nhất: Đối với việc mở cửa hàng có quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, số vốn đầu tư không lớn. Số lượng lao động dự định thuê ít hơn 10 người. Thì chỉ cần thực hiện đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh;
  • Hình thức thứ hai: Đối với việc mở cửa hàng được thuê trên 10 người lao động. Thì lúc này phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé

3.1. Hồ sơ mở cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em theo hình thức hộ kinh doanh

Mở cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em cần những loại giấy tờ như sau:

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân có công chứng của chủ cửa hàng hay chủ hộ kinh doanh;
  • Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký kinh doanh cá thể để mở cửa hàng theo quy định.

3.2. Cơ quan giải quyết hồ sơ mở cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em theo hình thức hộ kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định mở cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em.

3.3. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé theo hình thức hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký giấy phép kinh doanh, thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;
  • Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký;
  • Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc. Kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh. Phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Tham khảo chi tiết các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng spa của ACC.

3.4. Chi phí để mở cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần. (Thông tư 176/2012/TT-BTC)

3.5. Kết quả đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em theo hình thức hộ kinh doanh

  • Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người nộp. Nếu như hồ sơ đăng ký có đầy đủ những điều kiện theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
  • Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập hộ kinh doanh.

4. Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé theo hình thức doanh nghiệp

4.1. Điều kiện về chủ thể thành lập cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em theo hình thức doanh nghiệp

  • Chủ cửa hàng có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân;
  • Chủ cửa hàng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Chủ cửa hàng không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (công chức, viên chức…).

4.2. Điều kiện về cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em

4.2.1. Xác định loại hình doanh nghiệp

Cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em có thể được thành lập theo một trong số các loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty cổ phần.

4.2.2. Đặt tên cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em

Tên cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu. Phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Để tránh trùng với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động. Các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3 - 4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh).

4.2.3. Chọn địa chỉ trụ sở của cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em

Căn cứ theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014, địa chỉ trụ sở là điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định, bao gồm:

Số nhà + tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc tên đường thì phải có xác nhận của địa phương. Là địa chỉ đó chưa có số nhà. Tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà thì chủ cửa hàng mẹ và bé. Cần kiểm tra xem giấy tờ của bất động sản đó. Có chức năng thương mại làm văn phòng hay không. Trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
  • Để đảm bảo cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em có thể phát hành được hóa đơn sau khi thành lập. Ngoài việc không được đặt trụ sở ở nhà tập thể, nhà chung cư khi thuê nhà, mượn nhà làm trụ sở doanh nghiệp thì chủ cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em nên ký kết hợp đồng thuê nhà, mượn nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp cho 02 bản sao. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương đương.

4.2.4. Chọn người đại diện theo pháp luật

  • Trong trường hợp chủ cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em chọn loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn. hoặc công ty cổ phần thì cần phải có người đại diện theo pháp luật với chức danh như Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch,…
  • Đây là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.

4.2.5. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Vì mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em rất đa dạng. Nên khi thành lập cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em thì có thể đăng ký những ngành nghề kinh doanh theo hướng dẫn của Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018), gồm những ngành nghề như sau:

  • 463: Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
    • 4632: Bán buôn thực phẩm
    • 46326: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột
    • 4633: Bán buôn đồ uống
    • 46332: Bán buôn đồ uống không có cồn
  • 464: Bán buôn đồ dùng gia đình
    • 4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
    • 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
    • 46491: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác
    • 46493: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
  • 47: Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
    • 471: Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
    • 4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
    • 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
    • 472: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 47224: Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 47229: Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 4723: 47230: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 476: Bán lẻ hàng văn hóa, giải trí trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 4764: 47640: Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 477: Bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 47722: Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 47733: Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 47736: Bán lẻ mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em, kính mắt trong các cửa hàng chuyên doanh
    • 479: Bán lẻ hình thức khác (trừ bán lẻ tại cửa hàng, lưu động hoặc tại chợ)
    • 4791: 47910: Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.

4.2.6. Dự kiến vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Vốn điều lệ do chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh tự đăng ký và không cần phải chứng minh. Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.

4.2.7. Mức phạt cụ thể khi không đăng ký doanh nghiệp khi thuộc trường hợp phải đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 28 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định về vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp. Thì khi thuộc trường hợp phải đăng ký doanh nghiệp mà cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em không thực hiện. Thì ngoài mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, chủ cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em còn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

4.3. Thời gian thành lập cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em theo hình thức doanh nghiệp

Từ 25 – 55 ngày làm việc

  • Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 – 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
  • Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu: 01 – 03 ngày làm việc.

4.4. Thẩm quyền, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở của cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4.5. Các vấn đề cần thực hiện sau khi đăng ký doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em

4.5.1. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

  • 01 bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • 01 bản công chứng Chứng minh nhân dân của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
  • 01 bản sao điều lệ doanh nghiệp;
  • 01 bản công chứng Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp;

4.5.2. Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư

Doanh nghiệp cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp và hệ thống thuế.

Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế);
  • Văn bản ủy quyền;

Thời gian thực hiện: 03 - 05 ngày làm việc.

4.5.3. Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài được quy định như sau:

4.6. Mức thu lệ phí môn bài

  • Cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

Đơn vị phụ thuộc của cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em: Chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

4.7. Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế môn bài

  • Trường hợp 1: Nếu cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em đã phát sinh hoạt động kinh doanh. Thì phải nộp và kê khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Trường hợp 2: Người nộp lệ phí mới Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em. Nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

Nếu cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế. Mã số doanh nghiệp trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

4.8. Làm biển doanh nghiệp

Cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em bắt buộc phải treo biển doanh nghiệp tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).

4.9. Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử

Cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em có thể thông qua ACC để có mức phí sử dụng chữ ký số giá ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.

4.10. Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử

Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử nộp qua mạng gồm:

  • Quyết định phát hành hóa đơn;
  • Mẫu hóa đơn;

Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn trong vòng 2 - 3 ngày, cơ quan thuế sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ để xem xét chấp thuận hay không.

Căn cứ theo nghị định 119/2018/NĐ-CP thì cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em mới thành lập chưa đáp ứng điều kiện về công nghệ thông tin. Để áp dụng hóa đơn điện tử thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế (hóa đơn giấy) theo quy định, tuy nhiên chỉ được sử dụng đến hết 31/10/cập nhật .

5. Quy trình đăng ký cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh, đồ trẻ em của ACC

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp. Tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày. Nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

6. Một số câu hỏi thường gặp về kinh doanh cửa hàng mẹ và bé

Xử vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật?

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi theo quy định của pháp luật.

Nếu trường hợp kinh doanh các mặt hàng bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật đầu tư năm 2020 bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015.

Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn kinh doanh cửa hàng mẹ và bé với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về kinh doanh cửa hàng mẹ và bé vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Kinh doanh: ⭕ Cửa hàng mẹ và bé
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (647 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo