Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc thực hiện trước khi mở shop giày dép. ACC xin được phép giới thiệu chi tiết về Thủ tục đăng ký kinh doanh shop (cửa hàng) giày dép
Mở shop kinh doanh giày dép thường là một trong các ý tưởng cho những ai muốn kinh doanh để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, việc mở một shop (hay còn gọi là cửa hàng) giày dép không phải bao giờ cũng dễ dàng, đặc biệt là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm mở shop giày. Có rất nhiều yếu tố mà chủ kinh doanh shop giày dép cần phải chuẩn bị trước khi kinh doanh, như vốn kinh doanh, nguồn hàng, địa điểm kinh doanh,... đặc biệt là các thủ tục đăng ký kinh doanh shop giày dép với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây là thủ tục bắt buộc, được xem là “đăng ký khai sinh” shop (cửa hàng) về mặt pháp luật để kinh doanh hợp pháp. ACC là cơ quan chuyên nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh shop giày dép. Sau đây, ACC xin được cung cấp chi tiết các thông về Thủ tục đăng ký kinh doanh shop (cửa hàng) giày dép.
Thủ tục đăng ký kinh doanh shop (cửa hàng) giày dép chính là thủ tục xin cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh để kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Chủ kinh doanh shop giày dép thường thắc mắc thủ tục đăng ký kinh doanh shop (cửa hàng) giày dép có bắt buộc hay không? Câu trả lời là pháp luật Việt Nam bắt buộc phải đăng ký kinh doanh đối với trường hợp này. Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 NĐ 78/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp kinh doanh mà không cần đăng ký kinh doanh, các trường hợp này chỉ bao gồm buôn bán hàng hàng rong, lề đường. Đối với những trường hợp không thuộc điều khoản trên, pháp luật buộc chủ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, kinh doanh shop giày dép không thuộc các trường hợp được miễn tại khoản 2 Điều 66 nên bị buộc phải đăng ký kinh doanh.
Trường hợp chủ kinh doanh cố ý kinh doanh mà không đăng ký, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, chủ kinh doanh có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán trái phép. Cụ thể, Điều 6 NĐ 124/2015/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
1. Thủ tục đăng ký kinh doanh shop (cửa hàng) giày dép
- Chủ shop giày dép khi đăng ký kinh doanh phải cân nhắc lựa chọn một trong hai hình thức là Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp.
- Theo Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Như vậy, trong trường hợp chủ shop sở hữu nguồn vốn nhỏ, chỉ mở shop tại một địa điểm cụ thể và sử dụng không quá 10 nhân viên thì chủ shop nên cân nhắc đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh.
- Đối với trường hợp chủ shop muốn mở chuỗi shop (chuỗi cửa hàng) hoặc shop sử dụng từ 10 nhân viên trở lên thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật Việt Nam tồn tại 7 loại doanh nghiệp, cụ thể: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ tồn tại những ưu, nhược điểm khác nhau, do đó, chủ shop kinh doanh nên tìm hiểu và cân nhắc để lựa chọn loại hình phù hợp với những điều kiện của mình. ACC là cơ quan chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, thực hiện các thủ tục trên và luôn sẵn sàng giúp đỡ chủ kinh doanh có nhu cầu.
- ACC xin được hướng dẫn cụ thể về Thủ tục đăng ký kinh doanh shop (cửa hàng) giày dép 2020 đối với cả hai hình thức Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp như sau:
Đối với hình thức Hộ kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký gồm 1 bộ, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Ngành, nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.
Đối với hình thức Doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
01 bộ hồ sơ, gồm:
- Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay.
- Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
- Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.
Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng với đó là hồ sơ đăng ký của từng loại hình doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu những nội dung khác nhau.
Bước 2
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ shop (cửa hàng) giày dép đã có thể kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Câu hỏi thường gặp
Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:
– Khắc con dấu cho công ty;
– Treo biển tại trụ sở công ty;
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;
– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Các loại thuế, lệ phí phải đóng sau khi thành lập công ty?
– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.
– Thuế xuất – nhập khẩu: Nếu công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành Sản xuất trang phục mà có liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần đóng đủ thuế khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa.
– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.
Mở cơ sở sản xuất các sản phẩm da, giày dép quy mô nhỏ tại nhà có phải đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định tại Khoản 1Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CPvề hoạt động thương mại một cách thường xuyên độc lập không phải đăng kí kinh doanh như sau:
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác...
Như vậy, thành lập một cơ sở sản xuất giày dép nhỏ tại nhà thì không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như trên. Vì vậy cá nhân khi kinh doanh ngành nghề này đều phải tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên để có thể đăng ký thành lập công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép thì bạn chỉ cần đáp ứng hồ sơ về đăng ký kinh doanh hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Mở shop giày - Mở cửa hàng giày dép - Mở shop giày dép - Kinh nghiệm mở shop giày - Kinh nghiệm mở shop giày thể thao - Kinh nghiệm mở cửa hàng giầy dép - Kinh nghiệm mở shop giày dép - Mở cửa hàng bán giày dép do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận