Bạn có một số vốn và muốn lựa chọn ngành nghề kinh doanh bánh mì? Bạn băn khoăn về thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây về thủ tục đăng ký kinh doanh bánh mì. Vậy làm sao để kinh doanh bánh mì một cách hợp pháp?
Cũng như các ngành, nghề kinh doanh khác, để kinh doanh bánh mì; bạn có thể lựa chọn các hình thức kinh doanh như thành lập doanh nghiệp, kinh doanh hộ cá thể,…Đối với ngành, nghề kinh doanh bánh mì là đăng ký hộ kinh doanh là phù hợp hơn.
Ở hình thức này, thứ nhất, thủ tục pháp lý đơn giản hơn việc thành lập doanh nghiệp; thứ hai, điều kiện đăng ký kinh doanh dễ dàng chỉ cần bạn là công dân Việt Nam và đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, kinh doanh tại một địa điểm và sử dụng dưới 10 lao động thì bạn có quyền thành lập hộ kinh doanh. Sau đây là thủ tục đăng kí hộ kinh doanh bánh mì.
1. Hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh bánh mì
Theo Điều 71, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, có các nội dung sau:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Số lao động;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình - Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bánh mì
Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Những điều cần lưu ý để chuẩn bị đăng ký hộ kinh doanh bánh mì
Đặt tên hộ kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
- Loại hình “Hộ kinh doanh”;
- Tên riêng của hộ kinh doanh.Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu;
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh;
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh;
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện;
- Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh bánh mì được đề cập ở phần trên.
4. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh bánh mì
Hộ kinh doanh nộp một bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp lệ phí đăng ký theo quy định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
5. Mức phạt cụ thể khi không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ Khoản 7, Điều 1 Nghị định số: 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hành vi kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
6. Dịch vụ làm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bánh mì của ACC
- Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC:
- ACC là đơn vị chuyên làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho khách hàng.
- ACC sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như tránh thủ tục rườm rà với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
- Ngoài ra, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận, ACC sẽ vẫn hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc cho khách hàng.
- Chi phí trọn gói:…
- Cách thức thực hiện dịch vụ:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và tư vấn.
Bước 2: Các nhân viên của ACC báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác hay không.
Bước 3: Soạn thảo và ký kết hợp đồng với khách hàng.
Bước 4: Khách hàng cung cấp giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục.
Bước 5: ACC sẽ tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bánh mì cho khách hàng.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng.
Sau khi đăng ký hộ kinh doanh bánh mì; phải thực hiện xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc cam kết ATTP. ACC cũng cung cấp dịch vụ làm giấy chứng nhận này, hãy liên hệ với chúng tôi khi cần nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận