Kiểu nhà nước là gì? (Cập nhật 2024)

Kiểu nhà nước là gì và phân loại kiểu nhà nước luôn là một trong những vấn đề cơ bản của Lý luận nhà nước và pháp luật. Tiếp cận bằng hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tiếp cận theo các nền văn minh là những cách tiếp cận chủ yếu khi nghiên cứu vấn đề này. Vậy kiểu nhà nước là gì? Có những kiểu nhà nước nào? Để giúp mọi người tìm hiểu chi tiết, ACC xin cung cấp một số thông tin có liên quan trong bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

kiểu nhà nước là gì
Kiểu nhà nước là gì

1. Kiểu nhà nước là gì?

Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước.

Hay nói cách khác, kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

2. Xác định kiểu nhà nước

Dưới đây là một số cơ sở để xác định kiểu nhà nước phổ biến:

Dựa vào học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội.

Theo đó, mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.

Dựa vào các nền văn minh

Dựa vào các nền văn minh, có thể phân chia thành các kiểu nhà nước: Nhà nước trong nền văn minh nông nghiệp, nhà nước trong nền văn minh công nghiệp, thậm chí ngày nay còn nói đến nhà nước trong nền văn minh hậu công nghiệp (văn minh tri thức).

Dựa vào sự phân chia các thời kỳ lịch sử của các nhà sử học

Dựa vào sự phân chia các thời kỳ lịch sử của các nhà sử học, có thể phân chia nhà nước thành các kiểu tương ứng với các thời kỳ lịch sử như: Nhà nước cổ đại, nhà nước trung đại, nhà nước cận đại và nhà nước hiện đại.

3. Phân loại kiểu nhà nước theo cách tiếp cận bằng hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê-nin

Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội là bốn kiểu nhà nước, bao gồm:

  • Kiểu nhà nước chủ nô: Là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực thống trị của giai cấp chủ nô. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ là đặc điểm quan trọng nhất của kiểu nhà nước này.
  • Kiểu nhà nước phong kiến: hầu hết quyền lực thuộc về các địa chủ phong kiến, áp dụng nguyên tắc tương ứng giữa quyền lực được trao và ruộng đất được cấp.
  • Kiểu nhà nước tư sản: xác định hình thức pháp lý nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bản chất của nhà nước tư sản vẫn là công cụ trong tay giai cấp tư sản để thực hiện nền chuyên chính tư sản đối với toàn xã hội.
  • Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa: là nhà nước kiểu mới, có bản chất khác với các kiểu nhà nước của giai cấp bóc lột. Sứ mệnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện tất cả vì sự bình đẳng, công bằng và sự phát triển bền vững của toàn thể xã hội.

Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế các hình thái kinh tế – xã hội.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về kiểu nhà nước là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo