Kiểm tra tình trạng hoạt động của mã số thuế đơn giản 2022

Rất nhiều khách hàng vẫn chưa biết cách để kiểm tra tình trạng hoạt động của mã số thuế. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ hướng dẫn bạn đọc cách Kiểm tra tình trạng hoạt động của mã số thuế đơn giản 2022. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

18140/BTC-TCT

1. Mã số thuế là gì?

Mã số thuế là một dãy ký tự bao gồm số, chữ cái và các ký tự khác do cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định về quản lý thuế.

Theo quy định hiện nay, mã số thuế bao gồm 13 chữ số, trong đó:

– 2 chữ số đầu tiên thể hiện số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định trong danh mục mã phân Khoảng tỉnh hoặc số phân không Khoảng tỉnh cấp mã số thuế.

– 7 chữ số tiếp theo là dãy số theo cấu trúc bất kỳ trong khoảng 0000001 đến 9999999 tại thời điểm cấp cho người nộp thuế.

– Số thứ 10 là số kiểm tra.

– 3 chữ số cuối cùng là đánh lần lượt từ 001 đến 999 theo thứ tự đăng ký tại thời điểm đăng ký. 3 chữ số cuối thể hiện thông tin đơn vị trực thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện của người nộp thuế và đơn vị chính.

Mã số chỉ được cấp lần và mỗi người nộp thuế có một mã số duy nhất, không đổi cho đến khi chết đối với cá nhân, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hay doanh nghiệp, tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hoặc Quyết định thành lập.

3.  Các loại mã số thuế hiện nay

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại mã số thuế nhưng người ta thường dựa trên đối tượng nộp thuế để phân loại mã số thuế. Theo đó, mã số thuế bao gồm các loại:

– Mã số thuế của doanh nghiệp:

Mã số thuế doanh nghiệp hay còn gọi là mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan quản lý cấp cho doanh nghiệp, công ty khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ bao gồm mã số thuế của công ty, doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh, mã số thuế của văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

– Mã số thuế của cá nhân:

Mã số thuế cá nhân là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế là cá nhân khi họ có những khoản thu nhập phải chịu thuế với nhà nước.

Các khoản thu nhập phải chịu thuế có thể được phát sinh từ tiền công, tiền lương, chuyển nhượng bất động sản, được tặng cho bất động sản, trúng thưởng, trúng xổ số,…

– Mã số thuế của người phụ thuộc:

Mã số thuế của người phụ thuộc là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho các cá nhân mà cá nhân nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, có cùng huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân, bao gồm: con (con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng), cha mẹ (cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, cha mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng,…), vợ hoặc chồng, ông bà, anh, chị, em ruột, cháu ruột, cô, dì, chú, bác ruột,…

Lưu ý, người phụ thuộc phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định, không phải ai có quan hệ nêu trên cũng là người phụ thuộc của người nộp thuế.

3. Kiểm tra tình trạng hoạt động của mã số thuế

Bước 1: Truy cập website http://tracuunnt.gdt.gov.vn/ của Tổng cục thuế.

Bước 2:  Nhập mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu. Sau đó, nhập mã xác nhận và nhấn Tra cứu.

Bước 2: Tại ô tìm kiếm bạn nhập mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu

Bước 3: Kết quả trả về sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp:

  • Mã số thuế
  • Tên doanh nghiệp
  • Cơ quan thuế
  • Số CMND/thẻ căn cước của người đại diện doanh nghiệp
  • Ngày thay đổi thông tin gần nhất
  • Tình trạng hoạt động

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký 1 mã số thuế nhưng có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng thì danh sách các chi nhánh, văn phòng đại diện này cũng sẽ được hiển thị tại kết quả tìm kiếm. Thông thường, mã số thuế của các chi nhánh/văn phòng đại diện trực thuộc sẽ có thêm ký hiệu dạng -xxx ở ngay sau mã số thuế (với x là con số).

Bước 3: Kết quả trả về sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Lưu ý: Để biết nhanh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, hãy xem kỹ mục ghi chú (nằm ở cột cuối cùng bên phải của bảng).

  • Nếu ghi chú hiển thị: “NNT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)”: Công ty đang hoạt động bình thường.
  • Nếu ghi chú hiển thị: “NNT tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn”: Công ty bạn cần tra cứu đang tạm ngừng kinh doanh đúng luật, được cơ quan thuế chấp thuận.
  • Nếu ghi chú hiển thị: “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng MST”: Công ty bạn đang tra cứu đã ngừng kinh doanh không đúng luật (công ty bỏ trốn).
  • Nếu ghi chú có nội dung: “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”: Công ty bạn tra cứu đã bỏ địa chỉ kinh doanh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp đã khóa mã số thuế.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Kiểm tra tình trạng hoạt động của mã số thuế đơn giản 2022 Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo