Kiểm toán nội bộ độc lập là gì?

Kiểm toán đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu Kiểm toán nội bộ độc lập là gì? thông qua bài viết dưới đây.

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.

2. Kiểm toán độc lập là gì?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Trong đó:

  • Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
  • Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
  • Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. So sánh kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

3.1. Điểm giống nhau

Cả 02 hình thức kiểm toán trên đều có có nét chung nhất bao gồm:

  • Kiểm toán với chức năng: Kiểm tra, đánh giá và xác nhận thông tin kế toán, chất lượng và kết quả hoạt động kinh tế tài chính.
  • Đều phải tuân thủ nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, kiểm toán, đều được thực hiện theo quy trình chung của kiểm toán và sử dụng các phương pháp riêng có, mang tính khoa học của kiểm toán.
  • Đều có tính độc lập và được đảm bảo độc lập trong hoạt động. Hoạt động kiểm toán là hoạt động chuyên môn, có tính chuyên nghiệp cao và chỉ tuân thủ luật pháp.
  • Kết luận đều là đánh giá và ý kiến của kiểm toán mới khách quan, có mức độ tin cậy cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin kinh tế – tài chính do kế toán cung cấp.

3.2. Điểm khác nhau

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ

- Hoạt động của kiểm toán độc lập là dịch vụ tư vấn giữa chủ thể kiểm toán và đơn vị kinh tế, được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ.
- Đơn vị kinh tế trả phí dịch vụ cho chủ thể kiểm toán theo thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.
- Chủ thể kiểm toán là tổ chức kiểm toán/kiểm toán viên. Đơn vị kinh tế là doanh nghiệp được kiểm toán.
- Tiêu chuẩn của kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán. Tại Việt Nam, kiểm toán viên độc lập cần có chứng chỉ VACPA.
- Lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán.
- Hoạt động chủ yếu của kiểm toán nội bộ là giám sát, bảo trì, nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ trong vai trò đảm bảo hiệu quả kinh doanh và xây dựng các thủ tục kiểm soát cần thiết do các kiểm toán viên nội bộ của doanh nghiệp tiến hành theo yêu cầu của Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị.
- Chức năng của kiểm toán nội bộ bao gồm kiểm tra, xác nhận và đánh giá. Nội dung kiểm toán có thể một số hoặc các nội dung như kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp và các đơn vị thành viên; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Kiểm toán nội bộ độc lập là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo