Kiểm toán nhà nước khu vực 1 là gì? [Cập nhật 2024]

Kiểm toán nhà nước một hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước tiến hành nhằm kiểm tra, giám định tình trạng sử dụng các tài công, ngân sách nhà nước.. Như vậy thì kiểm toán nhà nước khu vực 1 là gì? Các quy định hiện hành về kiểm toán nhà nước khu vực 1. Để tìm hiểu hơn về kiểm toán nhà nước khu vực 1 các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về kiểm toán nhà nước khu vực 1 nhé.

Kiểm toán nhà nước khu vực 1 là gì?

Kiểm toán nhà nước khu vực 1 là gì?

1. Kiểm toán nhà nước là gì?

Kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước tiến hành, hoạt động này chủ yếu sẽ kiểm toán tính tuân thủ của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn. hợp pháp của các chứng từ, số liệu kế toán của những đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, hay các tổ chức xã hội sử dụng ngân sách do nhà nước cấp.

2. Kiểm toán nhà nước khu vực 1 là gì?

Kiểm toán nhà nước khu vực I là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nư­ớc có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức thực hiện nhiệm vụ bao gồm:

  • Kiểm toán báo cáo tài chính,
  • Kiểm toán tuân thủ,
  • Kiểm toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn khu vực I.

3. Vị trí và chức năng của Kiểm toán nhà nước khu vực 1.

Các đối tượng trong khu vực I được phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước bao gồm:

  • Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực;
  • Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có sử dụng ngân sách địa phương hoặc ngân sách trung ương uỷ quyền;
  • Các công trình, dự án đầu tư do Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn khu vực hoặc do các đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn khu vực quản lý làm chủ đầu tư;
  • Các doanh nghiệp nhà nước do các cấp có thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực;
  • Kiểm toán một số đối tượng khác do trung ương quản lý đóng trên địa bàn khu vực theo sự uỷ nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán nhà nước khu vực I đặt trụ sở tại thành phố Hà Nội, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp trong ngân sách chung của Kiểm toán nhà nước.

4. Nhiệm vụ Kiểm toán nhà nước khu vực 1.

Nhiệm vụ Kiểm toán Nhà nước khu vực 1 bao gồm:

  • Nắm tình hình về tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp nhà nước của các địa phương trên địa bàn khu vực phục vụ cho công tác kiểm toán; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định; đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán được Tổng Kiểm toán nhà nước giao;
  • Thực hiện kiểm toán chuơng trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo kế hoạch được duyệt và Tổng Kiểm toán nhà nước giao;
  • Nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức nơi có hệ thống kiểm toán nội bộ và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về việc sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ đó;
  • Xét duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán do các đoàn kiểm toán của đơn vị thực hiện trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước;
  • Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán hàng năm thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước;
  • Tham gia với Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội;
  • Trong trường hợp đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương nhưng báo cáo quyết toán ngân sách chưa được Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước khu vực I phải tiếp tục làm rõ những vấn đề Hội đồng nhân dân đề nghị để Tổng Kiểm toán nhà nước gửi Hội đồng nhân dân quyết định;

5. Quyền hạn Kiểm toán nhà nước khu vực 1.

Khu vực I khi thực hiện kiểm toán thì gồm những quyền hạn sau:

  • Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; đề nghị cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ;
  • Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị;
  • Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị;
  • Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
  • Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
  • Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán, kiểm toán viên;
  • Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trư­ng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
  • Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị;
  • Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp.

Tham gia với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán xây dựng chuẩn mực, quy trình, phư­ơng pháp chuyên môn nghiệp vụ Kiểm toán nhà nư­ớc và kiểm toán nội bộ đối với lĩnh vực kiểm toán được phân công; đề xuất ý kiến với Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà n­ước và kiểm toán nội bộ thuộc các lĩnh vực kiểm toán do đơn vị thực hiện;

Quản lý hồ sơ kiểm toán do đơn vị thực hiện; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước;

Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và người lao động theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, văn thư, lưu trữ, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước và của Tổng Kiểm toán nhà nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả công tác của đơn vị;

Tổ chức công tác kế toán, quyết toán kinh phí hàng năm; quản lý, sử dụng tài sản và các trang thiết bị của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Tổng Kiểm toán nhà nước;

Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao hoặc uỷ quyền.

6. Những câu hỏi thường gặp

Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước?

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 quy định.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước bao gồm 32 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ,

Các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành gồm những gì?

– Văn phòng Kiểm toán nhà nước

– Vụ Tổ chức cán bộ;

– Vụ Tổng hợp;

– Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;

– Vụ Pháp chế;

– Vụ Hợp tác quốc tế.

– Thanh tra Kiểm toán nhà nước.

– Văn phòng Đảng – Đoàn thể

Các đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành?

– Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia kiểm toán lĩnh vực quốc phòng;

– Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib kiểm toán lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách Đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ Nhà nước;

– Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành kinh tế tổng hợp;

Các đơn vị Kiểm toán nhà nước khu vực?

Kiểm toán nhà nước khu vực I, trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội;

– Kiểm toán nhà nước khu vực II, trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

– Kiểm toán nhà nước khu vực III, trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng

– Kiểm toán nhà nước khu vực IV, trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh;

– Kiểm toán nhà nước khu vực V, trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ;

7. Kết luận kiểm toán nhà nước khu vực 1.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về kiểm toán nhà nước khu vực 1 và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến kiểm toán nhà nước khu vực 1. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về kiểm toán nhà nước khu vực 1 đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về kiểm toán nhà nước khu vực 1 vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo