Kiểm toán nhà nước là lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Kiểm toán nhà nước được chia thành nhiều đơn vị chuyên ngành với từng lĩnh vực tương ứng trong đó kiểm toán nhà nước chuyên ngành V phụ trách các lĩnh vực gồm đầu tư, dự án công nghiệp, dân dụng. Vậy kiểm toán nhà nước chuyên ngành V có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V
1. Vị trí, chức năng
Căn cứ vào Quyết định số 1375.2020/QĐ-KTNN, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V có vị trí và chức năng như sau:
- Vị trí: Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Chức năng: Kiểm toán nhà nước có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước:
1. Đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của:
a) Các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
b) Các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ở trung ương quản lý các ngành, lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ trực tiếp quản lý;
c) Các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ;
d) Các dự án, công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn quan trọng do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
2. Chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp và phát triển nông thôn để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1375/2020/QĐ-KTNN, kiểm toán nhà nước chuyên ngành V có 14 nhiệm vụ, quyền hạn trong đó đề cập đến một số nội dung chủ yếu như sau:
- Theo dõi, cập nhật thông tin tình hình về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan khác của các công trình, dự án và các doanh nghiệp thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn của đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng và nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán hoặc theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm toán kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
- Giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
- Phối hợp tham mưu với các cơ quan có liên quan để thực hiện các hoạt động kiểm toán nhà nước thuộc các lĩnh vực kiểm toán do đơn vị thực hiện .
- Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V có quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện các hoạt động kiểm toán liên quan đến theo quy định của pháp luật.
- Quản lý hồ sơ kiểm toán do đơn vị thực hiện; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị và tổ chức thực hiện.
- Quản lý công chức và người lao động của đơn vị theo quy định; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật, nghiên cứu khoa học... của đơn vị; báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất về kết quả công tác của đơn vị cho Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Cơ cấu tổ chức
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V gồm có: Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V gồm có:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 1;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 2;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 3;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 4;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 5;
- Phòng Kiểm toán hoạt động.
Như vậy, thông qua những nội dung vừa được nêu trên, bạn đọc đã có thể hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V. Để tìm hiểu thêm quy định của pháp luật về Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V cũng như lĩnh vực Kiểm toán nhà nước, hãy liên hệ với ACC để được tư vấn trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận