Kiểm sát là gì? (Cập nhật 2024)  

Trong hệ thống tư pháp của nước ta, bên cạnh cơ quan Tòa án được coi là cán cân pháp lý công bằng thì Viện kiểm sát lại là một cơ quan giúp kiểm sát hoạt động tư pháp đó sao cho đúng pháp luật. Vậy Viện kiểm sát là gì? Chức năng và cơ cấu hoạt động của cơ quan này như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây từ những quy định pháp luật được cập nhật mới nhất hiện hành.

Kiểm sát là gì
Kiểm sát là gì

1. Khái niệm kiểm sát là gì

Tuy chưa có bất kỳ một quy định nào đề cập đến khái niệm kiểm sát là gì nhưng dựa vào hoạt động chung của cơ quan Viện kiểm sát và trách nhiệm của Kiểm sát viên, có thể hiểu kiểm sát như sau:

- Trước hết, “Kiểm” có nghĩa là kiểm tra, cụ thể hơn là kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật. Tiếp đó, “Sát” có nghĩa là giám sát, nói cách khác là hoạt động theo dõi và đánh giá tính hợp pháp. 

Từ đó, chúng ta có thể hiểu “Kiểm sát” là hoạt động bao gồm cả quá trình kiểm tra và giám sát song song về việc thực hiện pháp luật có hợp pháp hay không của các cá nhân, tổ chức, cơ quan. Trong đó, kiểm sát hoạt động tư pháp là tiêu biểu nhất và thể hiện rõ nhất tính quyền lực Nhà nước. 

2. Chức năng của Viện kiểm sát theo quy định

Căn cứ Điều 3, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân quy định về chức năng của Viện kiểm sát là gì bao gồm hai chức năng dưới đây.

Chức năng thực hành quyền công tố

- Chức năng này được thực hiện trong hoạt động tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội.

- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện chức năng này dưới đây:

+ Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

+ Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra.

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội.

+ Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật.

+ Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa.

+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

- Chức năng này của Viện Kiểm sát là để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp và ở tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc.

- Khi thực hiện chức năng này, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.

+ Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.

+ Xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.

3. Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay

Với một vai trò vô cùng quan trọng, Viện kiểm sát là gì được tổ chức một cách chặt chẽ để đảm bảo thực hiện chức năng một cách hiệu quả như sau: Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.

- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện: Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

- Viện kiểm sát quân sự các cấp: Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong quân đội.

Trên đây là những nội dung liên quan đến kiểm sát là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Có thể thấy rằng, Viện kiểm sát chính là cơ quan có trách nhiệm để hoạt động tư pháp Việt Nam được thực hiện một cách hiệu quả và đúng pháp luật. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những câu hỏi khác để được giải đáp và tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (542 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo