Kiểm nghiệm vi sinh chính là xét nghiệm vi sinh, một phương pháp kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi với đáp ứng các tiêu chí kiểm nghiệm
An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật. Do đó, từ khâu quản lý thực phẩm ở yếu tố nguyên liệu như thức ăn, phân bón cho đến quá trình đưa sản phẩm ra ngoài thị trường đều phải tiến hành kiểm nghiệm. Trong đó, quan trọng nhất là kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Vậy, các vấn đề pháp lý chung được tiến hành như thế nào sẽ được Luật ACC giải đáp rõ trong bài viết dưới đây!
Kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm
1. Kiểm nghiệm vi sinh là gì?
Kiểm nghiệm vi sinh hay được hiểu là xét nghiệm vi sinh. Đây là phương pháp thử nghiệm thông qua việc phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh vật trên mẫu bệnh phẩm nhằm tìm ra căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng, hỗ trợ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh của các đối tượng như các vi sinh vật gây bệnh có trong mẫu bệnh phẩm thu thập từ người, động vật, môi trường sống, dụng cụ, thức ăn,... khi chứa căn nguyên gây bệnh
Kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm là một bước thử nghiệm nhằm phát hiện mầm bệnh truyền qua thực phẩm và vi sinh vật hư hỏng nhằm đảm bảo sự an toàn vệ sinh thực phẩm. Các vi khuẩn chức năng cũng phải được theo dõi trong quá trình sản xuất và trong sản phẩm cuối cùng và cũng phải được kiểm nghiệm
Như vậy, dưới tác động của môi trường sống, trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (thủy sản) cũng có thể tồn tại vi sinh gây hại, do đó cần tiến hành kiểm nghiệm để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường
2. Các loại vi sinh cần kiểm nghiệm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
Hiện nay, các loại vi sinh có trong thực phẩm cũng như thực phẩm thủy sản bao gồm:
Phân loại vi sinh | Tên vi sinh vật có trong thực phẩm |
Vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật chỉ thị | Escherichia coli, Enterobacteriaceae, Coliforms, Coliform chịu nhiệt, Clostridium perfringens, Salmonella spp, Shigella spp., Staphylococci dương tính với coagulase, Vibrio cholera, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Tổng số nấm mốc-nấm men, Aspergillus flavus, Listeria monocytogenes, Campylobacter spp, Alicyclobacillus, Vi khuẩn kỵ khí khử sulfit, Intestinal enterococci, Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans, |
Vi sinh vật có lợi | Lactobacillus spp., Lactic acid bacteria, Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Bifidobacterium, Bacillus spp., Saccharomyces cerevisiae |
Vi sinh trong phân bón | Vi sinh vật cố định đạm, Vi sinh vật phân giải photpho khó tan (lân), Vi sinh vật phân giải xenlulo |
Như vậy, staphylococcus aureus trong thực phẩm cũng là một dạng vi sinh có thể gây hại. Đặc biệt là khi staphylococcus aureus xâm nhập hoặc xuyên qua da, chúng có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, chẳng hạn như các sự nhiễm trùng da, làm loét, phỏng da hoặc các sự nhiễm trùng nặng trong máu, phổi hoặc các mô khác. Ở trong tự nhiên, Staphylococcus aureus được tìm thấy gần như khắp mọi nơi, trên da và niêm mạc của động vật máu nóng, trên da, mũi và trong đường hô hấp ở mức khoảng 25 đến 30% số người. Staphylococcus aureus cũng được tìm thấy trong thực phẩm và vùng nước.
Các chỉ tiêu cụ thể về kiểm nghiệm vi sinh được quy định tại Quyết định 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm và QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh trong thực phẩm
Trong đó, đối với kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm thủy sản thì phải chú ý:
Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thủy sản và sản phẩm thủy sản
TT | Sản phẩm | Chỉ tiêu | Kế hoạch lấy mẫu | Giới hạn cho phép (CFU/g) | Phân loại chỉ tiêu | ||
n | c | m | M | ||||
4.1 | Nhuyễn thể hai mảnh vỏ, động vật chân bụng, động vật da gai, hải tiêu (tunicates) còn sống | E. coli | 1 | 0 | 230(3) | 700(3) | B |
Salmonella | 5 | 0 | KPH(2) | A | |||
4.2 | Giáp xác và động vật thân mềm có vỏ hoặc đã bỏ vỏ gia nhiệt | E. coli | 5 | 2 | 1 | 101 | B |
Staphylococci dương tính với coagulase | 5 | 2 | 102 | 103 | B | ||
Salmonella | 5 | 0 | KPH (2) | A |
Ghi chú:
(2) trong 25g hoặc 25ml
(3) MPN/100g cơ thịt và nội dịch
Như vậy, đối với vấn đề kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi cần phải chú ý tới nhiều vấn đề bởi liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người cũng như trong quá trình chăn nuôi để có thể bảo đảm sự an toàn bền vững của các sản phẩm thực phẩm dọc theo chuỗi cung ứng thị trường. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu quy định và bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất trong thực tế.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC về kiểm nghiệm vi sinh, khi có nhu cầu tìm hiểu pháp luật về kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để biết được nhiều thông tin chi tiết hơn
Nội dung bài viết:
Bình luận