Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi (Thủ tục theo quy định 2024)

Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi là thủ tục bắt buộc quy định trong văn bản pháp lý về quản lý thức ăn chăn nuôi và các chỉ tiêu kiểm nghiệm được trích dẫn tại QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT

Thức ăn chăn nuôi bao gồm cả thức ăn chăn nuôi được sản xuất trong nước và bao gồm cả thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu để đảm bảo cho các hoạt động nông nghiệp chăn nuôi diễn ra hiệu quả, ổn định và tăng năng suất cũng như chất lượng hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này, thức ăn chăn nuôi cần được kiểm nghiệm theo những tiêu chuẩn nhất định mà nhà nước đặt ra hoặc theo tiêu chuẩn riêng nếu phù hợp. Trường hợp không đáp ứng được sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng. Do đó, trong bài viết dưới đây, Luật ACC đề cập đến thủ tục kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định mới nhất

kiem-nghiem-thuc-an-chan-nuoi

Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi (Thủ tục theo quy định 2021)

1. Căn cứ pháp lý tiến hành kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản nêu ra khái niệm về thức ăn chăn nuôi như sau:

“Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.”

Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là các thức ăn chăn nuôi được đưa từ nước ngoài về và sử dụng trong thị trường Việt Nam. Thông thường, các sản phẩm này cần phải thông qua cơ quan hải quan cũng như các thủ tục khác để tiến hành lưu thông trên thị trường

Việc tiến hành kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi được thông qua các văn bản pháp lý sau:

- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi

- Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT về Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng

- Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN về Quy chế chứng nhận và Qui trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ

- Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT

- QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi

- QCVN 01-183:2016/BNNPTNT Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm

2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi (có áp dụng với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu)

TT Chỉ tiêu Phương pháp thnghiệm(1)
1 Aflatoxin B1 TCVN 7596-2007 (ISO 16050:2003)

TCVN 9126: 2011 (ISO 17375:2006)

2 Asen tổng số (As) TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

TCVN 11291:2016 (AOAC 957.22)

AOAC 986.15

3 Axit xyanhydric TCVN 8763:2011
4 Cadimi (Cd) TCVN 7603:2007 (AOAC 973.34)

TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

TCVN 8126:2009

AOAC 986.15

5 Chì (Pb) TCVN 7602:2007 (AOAC 972.25)

TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

TCVN 8126:2009

AOAC 986.15

6 Flo (F) AOAC 975.08
7 Gossypol tự do TCVN 9125:2011 (ISO 6866:1985)
8 Nitơ amoniac TCVN 10494:2014
9 Chỉ số peroxid TCVN 6121:2010 (ISO 3960:2007)
10 Tạp chất không hòa tan TCVN 6125:2010
11 Thủy ngân (Hg) TCVN 7604:2007 (AOAC 971.21)

EN 16277:2012

12 Ethoxyquin TCVN 11282:2016

AOAC 996.13

13 E. coli TCVN 7924-2:2008
14 Salmonella TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017)

Ngoài ra, các quy chuẩn công bố bởi Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn về:

- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ thủy sản

- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ động vật trên cạn

- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thông, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ thực vật

- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn truyền thống khác, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản khác

- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn bổ sung dạng đơn (Nguyên liệu đơn)

- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp

- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc (không áp dụng đối với lĩnh vực thủy sản)

Việc thực hiện thủ tục kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi sẽ được tiến hành tùy theo các đơn vị kiểm nghiệm đạt chuẩn. Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi liên quan đến kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi. Khi có nhu cầu, liên hệ với Luật ACC, để nhận được những trợ giúp tốt nhất liên quan đến kiểm nghiệm nói riêng và các vấn đề pháp lý khác nói chung

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo