Kiểm nghiệm nước uống đóng chai, nước uống đóng bình

Kiểm nghiệm nước uống đóng chai hiện nay được tuân theo các tiêu chí quy định tại QCVN 6-1:2010/BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống đóng bình, đóng chai

Nước uống đóng chai, nước uống đóng bình là sản phẩm nước cơ bản và được dùng phổ biến trong cuộc sống hiện nay và mang tính tiện dụng cao, được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng, các cá nhân, tổ chức sản xuất nước uống đóng chai, nước uống đóng bình phải tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, công bố sản phẩm và gửi mẫu kiểm nghiệm nước uống đóng chai, nước uống đóng bình tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là những tư vấn của Luật ACC liên quan đến thủ tục kiểm nghiệm nước ăn uống, nước uống đóng chai!

kiem-nghiem-nuoc-uong-dong-chai

Kiểm nghiệm nước uống đóng chai

1. Căn cứ pháp lý về kiểm nghiệm nước uống đóng chai, nước uống đóng bình

- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010

- Nghị định số 15/2018/NĐ –CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm

- Quy chuẩn quốc gia QCVN 6-1:2010/BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống đóng bình, đóng chai

2. Chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với nước uống đóng chai, nước uống đóng bình

Nước là một khái niệm rộng và do đó, phải được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Pháp luật Việt Nam quy định gồm 04 nhóm chính gồm: nước ăn uống; nước sinh hoạt; nước đóng chai; nước uống không cồn.

Nước uống đóng chai là sản phẩm nước đóng chai được sử dụng để uống trực tiếp, có thể có chứa khoáng chất và carbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác.

Mỗi loại nước sẽ có chỉ tiêu kiểm nghiệm riêng cần đáp ứng, cụ thể như sau:

- Nước dùng trong ăn uống: Tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT

- Nước dùng trong sinh hoạt: Tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT

- Nước dùng trong kinh doanh dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, nước đóng bình, đóng chai: Tiêu chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT

- Nước uống không cồn, bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và đồ uống pha chế sẵn không cồn: Tiêu chuẩn QCVN 6-2:2010/BYT

2.1 Các chỉ tiêu hóa học của nước uống đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm

Tên chỉ tiêu kiểm nghiệm Giới hạn tối đa Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu 4)
1.        Stibi, mg/l 0,02 ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 964.16 A
2.        Arsen, mg/l 0,01 TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 A
3.        Bari, mg/l 0,7 ISO 11885:2007; AOAC 920.201 A
4.        Bor, mg/l 0,5 TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990); ISO 11885:2007 A
5.        Bromat, mg/l 0,01 ISO 15061:2001 A
6.        Cadmi, mg/l 0,003 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27; AOAC 986.15 A
7.        Clor, mg/l 5 ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985, ISO 7393-3:1990 A
8.        Clorat, mg/l 0,7 TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997) A
9.        Clorit, mg/l 0,7 TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997) A
10.    Crom, mg/l 0,05 TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
11.    Đồng, mg/l 2 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 960.40 A
12.    Cyanid, mg/l 0,07 TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984); TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002) A
13.    Fluorid, mg/l 1,5 TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992); TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2:1994); ISO 10304-1:2007 A
14.    Chì, mg/l 0,01 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27 A
15.    Mangan, mg/l 0,4 TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
16.    Thủy ngân, mg/l 0,006 TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999); AOAC 977.22 A
17.    Molybden, mg/l 0,07 TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
18.    Nickel, mg/l 0,07 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
19.    Nitrat 5), mg/l 50 TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998); ISO 10304-1:2007 A
20.    Nitrit 5), mg/l 3 TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984); ISO 10304-1:2007 A
21.    Selen, mg/l 0,01 TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 A
22. Mức nhiễm xạ   B
– Hoạt độ phóng xạ a, Bq/l 0,5 ISO 9696:2007
– Hoạt độ phóng xạ b, Bq/l 1 ISO 9697:2008
4) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy. Chỉ tiêu loại B: không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa dạng lỏng phải đáp ứng các yêu cầu đối với chỉ tiêu loại B.

5) Tỷ lệ nồng độ của mỗi chất so với giới hạn tối đa: Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit £ 1.

2.2 Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống đóng chai

I. Kiểm tra lần đầu
Chỉ tiêu kiểm nghiệm Lượng mẫu Yêu cầu Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu 6)
1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt 1 x 250 ml Không phát hiện được trong bất kỳ mẫu nào TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007) A
2. Coliform tổng số 1 x 250 ml Nếu số vi khuẩn (bào tử) ≥1 và ≤ 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai

Nếu số vi khuẩn (bào tử) > 2 thì loại bỏ

TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007) A
3. Streptococci feacal 1 x 250 ml ISO 7899-2:2000 A
4. Pseudomonas aeruginosa 1 x 250 ml ISO 16266:2006 A
5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 1 x 50 ml TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986) A
II. Kiểm tra lần thứ hai
Tên chỉ tiêu kiểm nghiệm Kế hoạch lấy mẫu Giới hạn Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu 6)
7) 8) 9) 10)
1.      Coliform tổng số 4 1 0 2 TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007) A
2.      Streptococci feacal 4 1 0 2 ISO 7899-2:2000 A
3.      Pseudomonas aeruginosa 4 1 0 2 ISO 16266:2006 A
4.      Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 4 1 0 2 TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986) A
6) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.

7) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.

8) c: số đơn vị mẫu tối đa có thể chấp nhận hoặc số đơn vị mẫu tối đa cho phép vượt quá chỉ tiêu vi sinh vật m. Nếu vượt quá số đơn vị mẫu này thì lô hàng được coi là không đạt.

9) m: số lượng hoặc mức tối đa vi khuẩn có trong 1 gam sản phẩm; các giá trị vượt quá mức này thì có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.

10) M: là mức vi sinh vật tối đa được dùng để phân định giữa chất lượng sản phẩm có thể đạt và không đạt.

Như vậy, đối với việc kiểm nghiệm nước uống đóng chai, doanh nghiệm cần xác định được những chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp, từ đó mới tiến hành công bố sản phẩm ra thị trường được. Do vậy, để hiểu rõ hơn về quy trình cũng như các sản phẩm nước uống khác, hãy liên vệ với Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đẻ được giải đáp

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo