Kiểm nghiệm nước sinh hoạt là hoạt động không thể thiếu bởi đó là nguồn nước sạch phục vụ cho hoạt động con người và phải tuân theo 03 tiêu chuẩn được đề cập dưới đây
Nước là một trong các nguồn sống của quý giá của con người và quyền được sống trong môi trường sạch (gồm cả nước sạch) là quyền hiến định được Hiến pháp thừa nhận. Có thể nói, những năm trở lại đây, nguồn nước là một trong những tài nguyên cần được bảo vệ và quy định chặt chẽ. Đối với nước sinh hoạt, nước uống tin khiết thì cần được kiểm nghiệm. Vậy thế nào là kiểm nghiệm nước? Các vấn đề xung quanh kiểm nghiệm nước sinh hoạt, nước uống, nước uống tinh khiết thì được hiểu ra sao, thực hiện như thế nào? Tất cả đều được Luật ACC giải đáp toàn bộ cho quý khách hàng trong bài viết dưới đây!
Kiểm nghiệm nước sinh hoạt
1. Kiểm nghiệm nước là gì?
Kiểm nghiệm nước là một hình thức kiểm tra chất lượng thành phần các chất có trong nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ sở kinh doanh, sản xuất trong việc sử dụng nước để tạo ra sản phẩm, cung cấp dịch vụ, trong đó có cả kiểm nghiệm nước sinh hoạt
2. Tiêu chuẩn áp dụng để kiểm nghiệm nước sinh hoạt là gì?
Nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa, vệ sinh,… Nước sinh hoạt thường không sử dụng để ăn và uống trực tiếp.
Hiện nay, các vấn đề pháp lý chung về kiểm nghiệm nước sinh hoạt đang được áp dụng theo tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Cục Y tế dự phòng và Môi trường và được Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT – BYT ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2009. Theo đó:
- Tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường; không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.
- Tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm và đối với cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
3. Chỉ tiêu xét nghiệm, kiểm nghiệm nước sinh hoạt
Hiện nay, các chỉ tiêu này được quy định tại Thông tư số 05/2009/TT – BYT ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2009 với những chỉ tiêu chính sau:
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa cho phép | Phương pháp thử | Mức độ giám sát | |
I | II | |||||
1 | Màu sắc(*) | TCU | 15 | 15 | TCVN 6185 - 1996
(ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120 |
A |
2 | Mùi vị(*) | - | Không có mùi vị lạ | Không có mùi vị lạ | Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B | A |
3 | Độ đục(*) | NTU | 5 | 5 | TCVN 6184 - 1996
(ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B |
A |
4 | Clo dư | mg/l | Trong khoảng 0,3-0,5 | - | SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 | A |
5 | pH(*) | - | Trong khoảng 6,0 - 8,5 | Trong khoảng 6,0 - 8,5 | TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+ | A |
6 | Hàm lượng Amoni(*) | mg/l | 3 | 3 | SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D | A |
7 | Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) | mg/l | 0,5 | 0,5 | TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe | B |
8 | Chỉ số Pecmanganat | mg/l | 4 | 4 | TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) | A |
9 | Độ cứng tính theo CaCO3(*) | mg/l | 350 | - | TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C | B |
10 | Hàm lượng Clorua(*) | mg/l | 300 | - | TCVN6194 - 1996
(ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D |
A |
11 | Hàm lượng Florua | mg/l | 1.5 | - | TCVN 6195 - 1996
(ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F- |
B |
12 | Hàm lượng Asen tổng số | mg/l | 0,01 | 0,05 | TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B | B |
13 | Coliform tổng số | Vi khuẩn/ 100ml | 50 | 150 | TCVN 6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 |
A |
14 | E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt | Vi khuẩn/ 100ml | 0 | 20 | TCVN6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 |
A |
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
Câu hỏi thường gặp
Các nguồn nước sinh hoạt phổ biến hiện nay?
- Nguồn nước ngầm hay còn gọi giếng khoan, giếng đào
- Nguồn nước mưa
- Nguồn nước máy đã qua xử lý
Tại sao phải xét nghiệm nước sinh hoạt?
Xét nghiệm nước sinh hoạt là để kiểm tra nguồn nước nhà bạn có đảm bảo vệ sinh để dùng trong sinh hoạt gia đình hay không, nếu không thì cần phải có biện pháp xử lý nước để tránh khỏi các căn bệnh do nguồn nước ô nhiễm gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Bị các bệnh về gan và thận
- Bị các bệnh ngoài da như: nổi mẫn đỏ, ngứa ngáy, lở loét,…
- Bị các vấn đề về tóc như: khô ráp, gãy rụng, xơ rối,…
- Bị hư hỏng, ố vàng, bám cặn trên các thiết bị như: vòi sen, vòi nước, bồn tắm, lavabo, hoặc trên đồ gia dụng như: nồi, chảo, xoong,…
Kiểm nghiệm nước là gì?
Kiểm nghiệm nước là một hình thức kiểm tra chất lượng thành phần các chất có trong nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ sở kinh doanh, sản xuất trong việc sử dụng nước để tạo ra sản phẩm, cung cấp dịch vụ, trong đó có cả kiểm nghiệm nước sinh hoạt
Trên đây là những vấn đề chung liên quan đến kiểm nghiệm nước sinh hoạt hiện nay. Đối với các loại nước uống khác cũng cần phải kiểm nghiệm nhưng quá trình thực hiện có sự khác nhau cũng như cơ quan kiểm nghiệm khác nhau thực hiện. Để biết thêm các thông tin liên quan đến kiểm nghiệm nước, liên hệ với Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, sẽ cung cấp những thông tin bổ ích hơn theo yêu cầu của Quý khách!
Nội dung bài viết:
Bình luận