Luật an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010 quy định kiểm nghiệm nông sản với các chỉ tiêu về cảm quan, thành phần chất lượng, kim loại nặng, vi sinh,...
Nông sản là những sản phẩm được sản xuất trong ngành nông nghiệp thông qua gây trồng và sự phát triển của cây trồng. Một số nông hiện hiện nay có thể kể đến phổ biến đó là các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu; các sản phẩm phái sinh như bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt; các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, … Hầu hết, các loại nông sản đều được con người sử dụng và do đó, trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường thì cần được kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Vậy, kiểm nghiệm nông sản là gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp và đưa ra các chỉ tiêu hợp lý trong bài viết dưới đây!
Kiểm nghiệm nông sản
1. Căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm nghiệm nông sản
Một nông sản đảm bảo chất lượng là nông sản đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đáp ứng các quy chuẩn được ban hàng và có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua quá trình kiểm nghiệm. Để dễ dàng trong việc tìm và nhận định tiêu chuẩn nông sản, các văn bản làm cơ sở pháp lý kiểm nghiệm bao gồm:
- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm
- Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
2.Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nông sản
Dưới đây là các chỉ tiêu kiểm nghiệm nông sản được trích dẫn tại các văn bản pháp lý còn hiệu lực đến năm 2021 hiện nay, bao gồm:
2.1 Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nông sản
STT | CHỈ TIÊU | PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM |
CẢM QUAN VÀ CƠ LÝ | ||
1. | Cảm quan ( trạng thái, mùi, vị, màu sắc ) | Cảm quan |
2. | Tạp chất (cát sạn) | TK. TCVN 4808:2007 |
3. | Tỷ lệ cái, tịnh | TCVN 4414:1987 |
THÀNH PHẦN CHẤT LƯỢNG | ||
4. | Độ ẩm(*) | FAO, 14/7, 1986/ Karfisher |
5. | Đường tổng(*) | TCVN 4594:1988 |
6. | Đường khử | TCVN 4594:1988 |
7. | Carbohydrate | TCVN 4594:1988 |
8. | Xơ thô | TK.TCVN 5103:1990 |
9. | Tinh bột(*) | FAO, 14/7, 1986 |
10. | Muối (NaCl) | AOAC 937.09 (2011) |
11. | Piperin | ISO 5564 :1993 |
12. | Acid tổng số(*) | TCVN 4589:1988 |
13. | Acid bay hơi | TCVN 4589:1988 |
14. | Tro tổng(*) | FAO, 14/7, 1986 |
15. | Tro không tan trong HCl(*) | TCVN 7765:2007 |
16. | Phospho tổng số | AOAC 995.11 (2011) |
17. | Đạm(*) | FAO, 14/7, 1986 |
18. | Béo(*) | FAO, 14/7, 1986 |
19. | Béo bão hòa | TK. AOAC 966.17 (2011) |
20. | Xơ dinh dưỡng | AOAC 985.29 (2011) |
21. | Năng lượng (tính từ béo, đạm, carbohydrate) | Bảng NUTRITION FACTS |
KIM LOẠI NẶNG | ||
22. | Arsen (As)(*) | AOAC 986.15 (2011) |
23. | Thủyngân (Hg)(*) | AOAC 974.14 (2011) |
24. | Cadimi (Cd)(*) | AOAC 999.11 (2011) |
25. | Chì (Pb)(*) | AOAC 999.11 (2011) |
VI SINH -Đối với nông sản đông lạnh | ||
26. | Tổng số vi khuẩn hiếu khí(*) | TCVN 4884:2005
ISO 4833:2003 |
27. | Coliforms(*) (CFU) | TCVN 6848:2007
ISO 4832:2007 |
28. | E.coli(*) (CFU) | TCVN 7924-2:2008
ISO 16649-2:2001 |
29. | Staphylococcus aureus(*) | AOAC 2003.07:2011 (Petrifilm) |
30. | Clostridium perfringens(*) | TCVN 4991:2005
ISO 7937:2004 |
31. | Salmonella spp (*) | TCVN 4829:2008
ISO 6579:2007 |
VI SINH – Đối với nông sản muối, rau quả khô, café, hạt điều, tiêu… | ||
32. | Tổng số vi khuẩn hiếu khí (*) | TCVN 4884:2005
ISO 4833:2003 |
33. | Coliforms(*) (CFU) | AOAC 991.14:2011 (Petrifilm) |
34. | E.coli(*) (CFU) | AOAC 991.14:2011 (Petrifilm) |
35. | Clostridium perfringens(*) | TCVN 4991:2005
ISO 7937:2004 |
36. | Bacillus cereus(*) | TCVN 4992:2005
ISO 7932:2004 |
37. | Nấm men-Nấmmốc(*) | TCVN 8275-1:2010
ISO 21527-1:2008 (dạng lỏng) TCVN 8275-2:2010 ISO 21527-2:2008 (dạng rắn) |
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản
STT | Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng | |
1 | Chất lượng dinh dưỡng | - Nước
- Năng lượng - Muối khoáng - Vitamin - Các chất có hoạt tính sinh học khác. |
2 | Chỉ tiêu cảm quan | - Màu sắc
- Tình trạng tươi mọng - Hương thơm - Kích thước - Các dấu vết lạ xuất hiện trên nông sản như vết côn trùng cắn, vết sâu bệnh… - Các triệu chứng rối loạn sinh lý và vết bẩn khác. |
3 | Chỉ tiêu chất lượng ăn uống | - Độ ngọt
- Độ chua - Độ bở - Độ dẻo - Độ mịn |
4 | Chỉ tiêu chất lượng hàng hóa | - Chất lượng bao gói
- Chất lượng vận chuyển - Chất lượng thẩm mỹ |
5 | Chỉ tiêu an toàn thực phẩm | - Mức độ ô nhiễm của môi trường đất, nước, không khí
- Dư lượng thuốc trừ sâu và chất hóa học bảo vệ thực vật, phân bón nông nghiệp - Quy trình chế biến, bảo quản và bày bán nông sản |
6 | Chất lượng chế biến | - Chỉ tiêu đối với nhóm nông sản dùng để ăn bao gồm chỉ tiêu cảm quan, chất lượng ăn uống, nấu nướng.
- Chỉ tiêu đối với nhóm nông sản dùng để chế biến bao gồm chỉ tiêu về hàm lượng chất khô và hàm lượng các chất mong muốn sau chế biến. |
7 | Chất lượng bảo quản | - Độ hoàn thiện của nông sản
- Tình trạng vỏ của nông sản - Độ cứng của nông sản - Độ chứa của vi sinh vật hại tiềm tàng. |
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC liên quan đến việc kiểm nghiệm chất lượng nông sản. Khi có nhu cầu thực hiện kiểm nghiệm cũng như các thủ tục pháp lý, liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận