Kiểm nghiệm mật ong và các sản phẩm từ mật ong năm 2024

Kiểm nghiệm mật ong là thủ tục đảm bảo mật ông tốt được đưa ra thị trường và bảo vệ an toàn cho người sử dụng với các tiêu chí được đề cập tại TCVN 5267-1:2008 đối với mật ong, sản phẩm đã chế biến và sử dụng trực tiếp và TCVN 12605:2019

Mật ong là một trong những nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người bởi vị ngọt tự nhiên, chứa rất ít chất đạm, chất béo và chất xơ, thường có độ đặc cao. Mật ong nguyên chất dùng để xuất khẩu, kinh doanh trên thị trường hoặc dùng làm nguyên liệu cho sản phẩm khác thì phải được kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn sử dụng giai đoạn tiền kinh doanh. Vậy, các yêu cầu chính về kiểm nghiệm mật ong cũng như các sản phẩm từ mật ong gồm những gì, được quy định ở đâu? Toàn bộ đều được Luật ACC giải đáp trong bài viết dưới đây!

kiem-nghiem-mat-ong

Kiểm nghiệm mật ong

1. Kiểm nghiệm mật ong là gì?

Mật ong là chất ngọt tự nhiên được ong mật thu từ mật hoa, dịch tiết thực vật hoặc dịch tiết của côn trùng sống trên cây được chuyển hóa, loại nước rồi trữ lại trong tổ cho đến khi chín hoàn toàn, không được pha trộn. Thời hạn sử dụng của mật ong chỉ trong khoảng tối đa là 2 năm và sau đó nó sẽ có các chất nguy hiểm được tạo bên trong đó và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các sản phẩm được tạo ra từ mật ong có thể được kể đến là sữa ong chúa, nghệ vàng mật ong, màu mật ong hay các sản phẩm dưỡng da khác,… Hầu hết chúng đều tác động hoặc ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe con người, do vậy, các sản phẩm này đều được phải được kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm mật ong là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định mật ong, các sản phẩm mật ong đó có đủ tiêu chuẩn chất lượng để lưu thông trên thị trường hay không. Từ đó có quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc từ chối lưu thông dựa vào bản kiểm nghiệm đó

2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ông và các sản phẩm từ mật ong

Các tiêu chuẩn quy định để kiểm nghiệm mật ong được quy định tại TCVN 5267-1:2008 đối với mật ong, sản phẩm đã chế biến và sử dụng trực tiếp và TCVN 12605:2019: Mật ong

2.1 Yêu cầu chung về chất lượng của mật ong

- Mật ong phải giữ nguyên bản chất tự nhiên của mật ong, không được pha trộn và bổ sung bất kỳ thành phần nào.

- Mật ong không được đun nóng hoặc xử lí mà có thể gây thay đổi thành phần cơ bản, chất lượng mật ong.

 2.2 Yêu cầu cảm quan của mật ong

- Màu sắc: Mật ong có nhiều màu từ gần như không màu đến màu nâu sẫm

- Mùi: Thơm đặc trưng của mật ong

- Vị: Từ ngọt nhẹ đến ngọt khé

- Trạng thái: Từ lỏng sánh cho đến kết tinh

2.3 Các chỉ tiêu lý-hóa của mật ong

- Về hàm lượng nước: Hàm lượng nước đối với mật ong từ hoa và mật ong từ cây thuộc chi thạch thảo (Calluna): Không lớn hơn 23 %, còn đối với mật ong của một số loại cây từ lá: Không lớn hơn 21 %.

- Về hàm lượng đường

  • Tổng hàm lượng fructose và glucose: Mật ong từ dịch cây, hỗn hợp của mật từ dịch cây và mật hoa: Không nhỏ hơn 45 g/100 g. Đối với các loại mật ong còn lại: Không nhỏ hơn 60 g/100 g.
  • Hàm lượng sucrose: Các loại mật ong từ Cỏ linh lăng (Medicago sativa), các loài cam quýt (Citrus spp.), dương hòe (Robinia pseudoacacia). chi Hedysarum, loài Banksia menziesii. bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis), các loài Eucryphia lucida, Eucryphia milligani: Không lớn hơn 10 g/100 g. Đối với mật ong từ Cây oải hương (Lavandula spp.), cây mồ hôi (Borago officinalis): Không lớn hơn 15 g/100 g. Các loại mật ong còn lại: Không lớn hơn 5 g/100 g.
  • Hàm lượng đường C-4: Các loại mật ong: Không lớn hơn 7 %.

- Về hàm lượng hydroxymetylfurfural

  • Mật ong sau khi chế biến và/hoặc trộn: Không lớn hơn 40 mg/kg.
  • Mật ong từ các nước hoặc khu vực nhiệt đới: Không lớn hơn 80 mg/ kg.

- Về hoạt lực diastasa

  • Mật ong sau khi chế biến và/hoặc trộn: Không nhỏ hơn 8 đơn vị Schade.
  • Mật ong cỏ hàm lượng enzym tự nhiên thấp: Không nhỏ hơn 3 đơn vị Schade.

- Về độ axit tự do: Các loại mật ong: Không lớn hơn 50 mili đương lượng axit/1000 g.

- Về độ dẫn điện

  • Không bao gồm: cây dương mai (Arbutus unedo), chi đỗ quyên (thạch nam) (Erica), chi bạch đàn (Eucalyptus), cây đoạn (Tilia spp.), cây thạch thảo (Calluna vulgaris), cây tràm (tràm trà) (chi Leptospermum và Melaleuca spp.)
  • Mật ong của cây hạt dẻ và mật ong từ dịch cây và hỗn hợp của chúng, không kể các loại được liệt kê trên: Không nhỏ hơn 0,8 mS/cm.
  • Mật ong không những trường hợp trên và hỗn hợp của các loại mật ong này: Không lớn hơn 0,8 mS/cm.

- Về hàm lượng chất rắn không tan trong nước

  • Các loại mật ong không phải là mật ong ép: Không lớn hơn 0,1 g/100 g
  • Mật ong ép: Không lớn hơn 0,5 g/100 g

2.4 Về chất nhiễm bẩn

- Dư lượng kim loại nặng: Dư lượng kim loại nặng trong mật ong không vượt giới hạn cho phép theo quy định hiện hành.

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong mật ong phải tuân thủ các quy định hiện hành.

- Dư lượng thuốc thú y: Dư lượng thuốc thú y trong mật ong phải tuân thủ các quy định hiện hành.

- Vệ sinh: Mật ong cần được chế biến và xử lý theo TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) và các quy phạm thực hành khác có liên quan; Mật ong cần tuân thủ các quy định về vi sinh vật theo TCVN 9632: 2013.

Như vậy, trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC liên quan đến kiểm nghiệm mật ong cũng như các thành phẩm liên quan. Khi có nhu cầu, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1102 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo