Tư vấn thủ tục kiểm nghiệm lạp xưởng nhanh nhất 2024

Lạp xưởng là một trong những món ăn yêu thích của nhiều người bởi nó không chỉ có mùi vị thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao và có thể bảo quản trong thời gian dài. Chính vì vậy mà hiện nay trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm lạp xưởng đa dạng về mẫu mã, hình dáng, hương vị,... Tuy nhiên, lạp xưởng được xem là một trong những món ăn dễ bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm bởi cách chế biến cũng như nguyên liệu và bảo quản gặp nhiều rủi ro về đảm bảo an toàn và dễ bị làm nhái, hoặc chế biến mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy mà khi đưa sản phẩm lạp xưởng ra thị trường các nhà sản xuất, kinh doanh cần phải thực hiện việc kiểm nghiệm lạp xưởng đảm bảo các chỉ tiêu kiểm nghiệm mà nhà nước quy định. Bài viết sau xin cung cấp một số thông tin pháp lts liên quan đến việc kiểm nghiệm lạp xưởng.

kiem-nghiem-lap-xuongKiểm nghiệm lạp xưởng

1. Các đối tượng cần phải tiến hành việc kiểm nghiệm, công bố lạp xưởng

Để có thể hoàn tất thủ tục công bố chất lượng thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường thì các chủ thể sản xuất, kinh doanh cần phải thực hiện việc kiểm nghiệm lạp xưởng. Theo đó, các đối tượng cần phải tiến hành việc công bố, kiểm nghiệm lạp xưởng bao gồm:

  • Các cơ sở sản xuất lạp xưởng, doanh nghiệp, công ty, tổ chức, cá nhân kinh doanh lạp xưởng trên thị trường
  • Các công ty, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm lạp xưởng muốn lưu hành lạp xưởng trên thị trường Việt Nam 
  • Công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lạp xưởng trên thị trường Việt Nam

Nếu công ty, doanh nghiệp kinh doanh của bạn thuộc một trong các đối tượng trên thì cần phải thực hiện việc kiểm nghiệm lạp xưởng theo các chỉ tiêu mà pháp luật quy định để có thể tiến hành việc kinh doanh, sản xuất và đưa sản phẩm lạp xưởng của mình vào thị trường Việt Nam và đến tay người tiêu dùng.

2. Tại sao cần phải tiến hành việc kiểm nghiệm lạp xưởng

Hiện nay, nhà nước quy định các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần phải tiến hành kiểm nghiệm lạp xưởng bởi một số lý do sau:

  • Kiểm nghiệm lạp xưởng là việc làm bắt buộc mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, sản xuất lạp xưởng vì việc kiểm nghiệm sản phẩm là căn cứ để cho các chủ thể kinh doanh hoàn tất thủ tục công bố chất lượng sản phẩm và thực hiện chế độ kiểm nghiệm, giám sát định kỳ 02 lần/ năm đối với sản phẩm của cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng. Như vậy, nếu không thực hiện việc kiểm nghiệm lạp xưởng và hoàn tất các thủ tục công bố chất lượng sản phẩm sẽ chịu các chế tài xử phạt do pháp luật quy định.
  • Việc kiểm nghiệm lạp xưởng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. Một sản phẩm lạp xưởng được đưa ra thị trường có chứng nhận đạt đủ các chỉ tiêu kiểm nghiệm mà Nhà nước quy định không chỉ giúp cho người tiêu dùng tin tưởng hơn mà nó còn mang đến những đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng nữa.
  • Kiểm nghiệm lạp xưởng còn là căn cứ để Nhà nước quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm lạp xưởng của doanh nghiệp, nhà sản xuất có đảm bảo phù hợp không.
  • Việc Kiểm nghiệm lạp xưởng và kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm lạp xưởng của đơn vị mình giúp cho các nhà sản xuất, chủ thể kinh doanh đánh giá, kiểm tra được sản phẩm của mình cũng như giúp họ nhanh chóng phát hiện kịp thời và sửa chữa, khắc phục những sai sót trong quá trình sản xuất, sử dụng nguyên liệu; điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo dinh dưỡng để tạo nên những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng, tăng uy tín của công ty.

3. Chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng

Hiện nay, chúng ta có thể xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng dựa trên các quy chuẩn quốc gia bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật sau:

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7579:2013.

Một số chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng có thể xây dựng như:

  • Các chỉ tiêu cảm quan như: Trạng thái, màu sắc, mùi., vị,...
  • Các chỉ tiêu hóa lý như: độ ẩm, tạo chất, năng lượng,...
  • Các chỉ tiêu vi sinh như: Tổng số vi khuẩn hiếu khí; Coliforms; E.coli; Clostridium perfringens; Listeria monocytogenes; Bacillus cereus; Tổng số bào tử nấm men, mốc...
  • Các chỉ tiêu về kim loại nặng bao gồm: Hàm lượng Arsen ( As); Hàm lượng chì ( Ph); Hàm lượng thủy ngân (Hg); Hàm lượng Cadmi (Cd),...

Do mỗi sản phẩm lạp xưởng sẽ có những đặc điểm và quy trình sản xuất khác nhau nên việc kiểm nghiệm lạp xưởng đối với từng loại sẽ có những quy chuẩn riêng được xây dựng dựa trên một hoặc một số chỉ tiêu như đã nêu ở trên sao cho phù hợp.

4. Thủ tục, quy trình kiểm nghiệm lạp xưởng 

  • Lấy mẫu kiểm nghiệm: Tổ chức, cá nhân tự động lấy mẫu kiểm nghiệm theo phương pháp lấy mẫu quy định tại các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và gửi mẫu sản phẩm lạp xưởng cần kiểm nghiệm đến cơ quan, phòng thí nghiệm có đủ năng lực, cơ sở để thực hiện giám định, kiểm nghiệm lạp xưởng đã cung cấp.
  • Kiểm nghiệm sản phẩm: doanh nghiệp, chủ kinh doanh sẽ yêu cầu cơ sở kiểm nghiệm thực hiện việc kiểm nghiệm thực phẩm theo các tiêu chí chất lượng, chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với sản phẩm lạp xưởng của mình.
  • Nhận kết quả kiểm nghiệm: Sau khi kiểm nghiệm xong, nếu sản phẩm đạt yêu cầu về tiêu chuẩn thì các cơ sở kiểm nghiệm ra giấy kết quả kiểm nghiệm cho chủ doanh nghiệp có yêu cầu kiểm nghiệm lạp xưởng.
  • Thời gian kiểm nghiệm: Việc kiểm nghiệm thực phẩm không quá lâu, hoàn thành trong vòng từ 03-07 ngày làm việc.

Trên đây là những khái quát liên quan đến việc kiểm nghiệm lạp xưởng. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn thực hiện việc kiểm nghiệm lạp xưởng nhưng vẫn còn đang phân vân và gặp các vướng mắc về quy trình kiểm nghiệm và các chỉ tiêu kiểm nghiệm mà pháp luật quy định và cần nhận sự tư vấn thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Khiếu nại: 1800.0006

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1066 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo