Kiểm nghiệm gạo bao gồm những chỉ tiêu nào?

Gạo là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Việt. Gạo không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người mà những công dụng, lợi ích về dinh dưỡng do gạo mang lại cho sức khỏe con người là vô cùng lớn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm gạo pha trộn, ướp hương vị; gạo kém chất lượng; gạo chứa chất bảo quản, thuốc chống mốc,... Chính vì vậy, Nhà nước đã yêu cầu các chủ thể kinh doanh gạo cần phải thực hiện việc kiểm nghiệm gạo trước khi đưa gạo ra thị trường cũng như việc kiểm nghiệm gạo định kỳ để đảm bảo chất lượng gạo. Bài viết dưới đây đề cập đến các chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo theo quy chuẩn quốc gia đưa ra.

Kiem-nghiem-gaoHình minh họa: Kiểm nghiệm gạo

1. Tại sao phải thực hiện việc kiểm nghiệm gạo?

Hiện nay, Bộ y tế đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở sản xuất gạo phải tiến hành việc kiểm nghiệm gạo. Những lý do đưa ra để giải thích việc Tại sao phải thực hiện việc kiểm nghiệm gạo phải kể đến như:

  • Kiểm nghiệm gạo là việc làm bắt buộc mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, sản xuất gạo vì việc kiểm nghiệm sản phẩm gạo là căn cứ để cho các chủ thể kinh doanh hoàn tất thủ tục công bố chất lượng sản phẩm và thực hiện chế độ kiểm nghiệm, giám sát định kỳ 02 lần/ năm đối với sản phẩm gạo của cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng. Như vậy, nếu không thực hiện việc kiểm nghiệm gạo và hoàn tất các thủ tục công bố chất lượng sản phẩm sẽ chịu các chế tài xử phạt do pháp luật quy định.
  • Việc kiểm nghiệm gạo là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát chất lượng gạo có phù hợp và có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không nhằm đảm bảo tốt nhất tình trạng sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng. 
  • Kiểm nghiệm gạo sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạo kiểm tra, đong đếm được các hàm lượng yếu tố ảnh hưởng đến gạo, thông qua đó sẽ kịp thời thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu của Nhà nước về các chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo, không chỉ tránh được sự kiểm tra của cơ quan chức năng mà còn bảo vệ uy tín về chất lượng gạo của doanh nghiệp mình trên thị trường.
  • Việc Kiểm nghiệm gạo sẽ góp phần trong việc xây dựng một thị trường cung ứng, kinh doanh các sản phẩm gạo uy tín, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn về thực phẩm cũng như tạo nên môi trường cạnh tranh có hiệu quả.

2. Quy chuẩn xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo

Hiện nay, các chỉ tiêu xét nghiệm, kiểm nghiệm gạo được xây dựng dựa trên một số quy chuẩn sau:

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/02/2007 về việc ban hành quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng có trong thực phẩm.
  • QCVN 8-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
  • TCVN 5644:2008: Tiêu chuẩn áp dụng cho những loại gạo trắng thuộc loài Oryza sativa L.

3. Những chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo cần đáp ứng

3.1 Chỉ tiêu cảm quan:

  • Màu sắc
  • Tạp chất
  • Mùi
  • Vị
  • Đánh bóng
  • Kích thước hạt gạo

3.2 Chỉ tiêu hóa lý:

  • Hai thành phần cần kiểm tra trong tinh bột là: Amylose và Amylopectin
  • Ngoài ra, cần phải kiểm tra thêm các chỉ tiêu hóa lý còn lại bao gồm: Độ ẩm. Protein; Chất béo; Glucid; Chất cơ thực phẩm; Thiamin;...

3.3 Chỉ tiêu vi sinh:

Tùy vào đặc điểm của từng loại sản phẩm để có thể xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh phù hợp nhưng có thể cân nhắc một số chỉ tiêu dưới đây:

  • Tổng số vi khuẩn hiếu khí
  • Coliforms
  • Escherichia Coli
  • Tổng số nấm men, mốc
  • Cl.perfringens
  • S.aureus
  • B.Cereus

3.4 Chỉ tiêu kim loại nặng

  • Hàm lượng chì (Pb)
  • Hàm lượng Cadimi (Cd)
  • Hàm lượng Asen (As)

3.5 Chỉ tiêu hàm lượng hóa chất không mong muốn

  • Bentazone
  • Chlorpyrifos
  • Glyphosate

Trên đây là những khái quát liên quan đến việc kiểm nghiệm gạo. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn thực hiện việc kiểm nghiệm gạo nhưng vẫn còn đang phân vân và gặp các vướng mắc về việc kiểm nghiệm và các chỉ tiêu kiểm nghiệm mà pháp luật quy định và cần nhận sự tư vấn thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (463 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo