Kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm năm 2024

Sau khi hoàn thành các hồ sơ, thủ tục và thực hiện việc tự công bố sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ luôn phải chịu sự giám sát của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra định kỳ. Việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm là một hình thức mà cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình doanh nghiệp, tổ chức tiến hành quá trình hoạt động, kinh doanh. Việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ sẽ được Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện thông qua các cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Do vậy, nhằm tránh sự kiểm tra và xử phạt từ cơ quan có thẩm quyền mà bài viết dưới đây cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm để các chủ thể kinh doanh có thể lưu ý.

Kiem-nghiem-dinh-ky-thuc-pham-scaledKiểm nghiệm định kỳ thực phẩm

1. Tại sao cần phải thực hiện việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm?

Thực hiện việc Kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm cũng như kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm chức năng là việc làm bắt buộc các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh cần tuân thủ sau khi thực hiện việc công bố thực phẩm. Việc pháp luật quy định về kiểm nghiệm định kỳ có thể kể đến một vài nguyên do sau:

Thứ nhất, việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm sau khi tự công bố sản phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng mà Nhà nước bắt buộc các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở sản xuất thực phẩm thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nhằm theo dõi chất lượng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường có đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng không để từ đó đảm bảo được an toàn, sức khỏe cho họ.

Thứ hai, việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ còn là cơ sở để cho các nhà sản xuất kiểm tra được sản phẩm của mình và có hướng xử lý kịp thời trong quá trình sản xuất nếu như sản phẩm của mình không đạt tiêu chuẩn hoặc gặp các vấn đề về an toàn thực phẩm. 

Thứ ba, việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần chú ý và thực hiện việc kiểm tra định kỳ thực phẩm để có thể tránh được các trường hợp bị kiểm tra đột ngột, đột xuất bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bị phát hiện các tiêu chí không đạt được về an toàn cũng như chỉ tiêu chất lượng dẫn tới việc bị xử phạt.

2. Khi nào thì cần phải thực hiện việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm?

Theo quy định của pháp luật thì sau khi doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục tự công bố sản phẩm thì Cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn sẽ luôn giám sát hoạt động và tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với sản phẩm đã công bố của doanh nghiệp đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý các thời điểm kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm như sau để có thể tránh được các rủi ro pháp lý không cần thiết khi gặp sự kiểm tra đột xuất của cơ quan chức năng. Cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần thực hiện việc kiểm nghiệm định kỳ  06 tháng/ lần đối với sản phẩm của cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm 01 lần/ năm đối với các sản phẩm của cơ sở mình nếu có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến gồm: GMP,HACCP,ISO 22000 hoặc tương đương.
  • Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm 02 lần/ năm đối với các sản phẩm của cơ sở chưa được cấp một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến gồm: GMP,HACCP,ISO 22000 hoặc tương đương

3. Quy trình thực hiện kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm 

Để có thể thực hiện việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần tiến hành các công việc sau;

  • Lấy mẫu kiểm nghiệm: Tổ chức, cá nhân tự động lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ và gửi mẫu định kỳ đến cơ quan, phòng thí nghiệm có đủ năng lực, cơ sở để thực hiện giám định hoặc chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lấy mẫu định kỳ.
  • Kiểm nghiệm sản phẩm: doanh nghiệp, chủ kinh doanh sẽ yêu cầu cơ sở kiểm nghiệm thực hiện việc kiểm nghiệm thực phẩm theo các tiêu chí chất lượng đã công bố trong bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn các sản phẩm đã và đang lưu hành trên thị trường của công ty mình.
  • Công bố kết quả kiểm nghiệm định kỳ: Sau khi kiểm nghiệm xong, nếu sản phẩm đạt yêu cầu về tiêu chuẩn thì các cơ sở kiểm nghiệm ra giấy kết quả kiểm nghiệm cho chủ doanh nghiệp có yêu cầu kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm.

Trên đây là những điểm lưu ý liên quan đến việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm.  Nếu bạn đang có nhu cầu muốn thực hiện việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm nhưng vẫn còn đang phân vân và gặp các vướng mắc về việc kiểm nghiệm và các chỉ tiêu kiểm nghiệm mà pháp luật quy định và cần nhận sự tư vấn thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (451 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo