Kiểm nghiệm dầu ăn như thế nào? [Quy định năm 2024]

Hiện nay, các chỉ tiêu về kiểm nghiệm dầu ăn bao gồm chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh và cần có những lưu ý để tránh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

Dầu ăn là một thực phẩm được sử dụng phổ biến với tính đa dạng trong chế biến, chế tạo thực phẩm. Dầu ăn có thể có từ các nguồn đa dạng, có thể là động vật nhưng cũng có thể là thực vật và thông thường, chiết xuất từ các loài thực vật cũng phổ biến hơn. Thế nhưng, trên thị trường vẫn còn những dầu ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm và số “dầu ăn bẩn” thất thoát đã ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nói chung và sự quản lý của cơ quan thẩm quyền nói riêng. Do đó, trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ đưa ra các nội dung về kiểm nghiệm dầu ăn cho quý khách hàng cùng biết, tham khảo!
 
kiem-nghiem-dau-an

Kiểm nghiệm dầu ăn như thế nào

1. Các văn bản pháp lý quy định về kiểm nghiệm dầu ăn hiện nay

Dầu ăn là sản phẩm được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật hoặc động vật, tồn tại ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Các loại dầu ăn được phổ biến từ thực vật và chiết xuất có thể kể đến như: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu cám gạo, mỡ lợn/heo, bơ sữa bò trâu.

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm;
  • QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
  • QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7597:2013 cho các loại dầu thực vật.

2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu ăn

2.1 Các chỉ tiêu kiểm nghiệm cảm quan dầu ăn

Các chỉ tiêu Yêu cầu
Màu sắc Đặc trưng cho từng sản phẩm cụ thể
Mùi vị Không có mùi vị lạ, không bị ôi khét
Độ trong Trong suốt, không bị vẩn đục
Các chỉ tiêu khác Nút, nắp, khóa an toàn, bao bì, nhãn hiệu.

2.2 Các chỉ tiêu hóa lý kiểm nghiệm dầu ăn

Gồm các chỉ tiêu sau đây nhưng cần phải được đồng hóa trong cơ thể và không gây độc, tác hại tiêu cực đối với người sử dụng với hệ số đồng hóa và giá trị dinh dưỡng cao, có tính ổn định cao, ít bị biến đổi trong quá trình chế biến, bảo quản và không chứa các axit béo no, các tạp chất gây rối loạn sinh lý.

  • Chỉ số iod
  • Aflatoxin
  • Chỉ số peroxyt
  • Chỉ số Acid
  • Độ ẩm
  • Chỉ số xà phòng
  • Hàm lượng dầu
  • Hydroxyl

2.3 Các chỉ tiêu kim loại nặng kiểm nghiệm dầu ăn

  • Antimon
  • Arsen
  • Cadimi
  • Chì
  • Thủy ngân
  • Thiếc
  • Đồng
  • Kẽm

2.4 Các chỉ tiêu vi sinh kiểm nghiệm dầu ăn

  • TSVSVHK
  • Coliforms
  • Ecoli
  • Saureus
  • Salmonella
  • Aflatoxin
  • Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc

2.5 Kiểm nghiệm mức độ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong dầu ăn

  • Aldicarb
  • Chlordane
  • Cyhalothrin
  • Cypermethrin
  • Dicofol
  • Dimethipin
  • Dimethoate
  • Fenvalerate
  • Flucythrinate
  • Hlyphosate
  • Heptachlor
  • Methoprene
  • Paraquat
  • Permethrin
  • Phorate
  • Pirimiphos – methyl
  • Procymidone
  • Profenofos

3. Những lưu ý khi đưa dầu ăn vào kiểm nghiệm

- Không được phép sử dụng phụ gia thực phẩm đối với dầu nguyên chất hoặc dầu ép nguội - Chỉ sử dụng các hương liệu tự nhiên, hương liệu tổng hợp tương tự và hương liệu tổng hợp khác trừ hương liệu chứa độc tố. - Đối với việc ghi nhãn

  •  Sản phẩm phải được ghi nhãn theo TCVN 7087 (CODEX STAN 1)
  • Khi có nhiều tên cho một sản phẩm được ghi trong Điều 3.1 thì việc ghi nhãn cho sản phẩm đó phải gồm một trong các tên đã được chấp nhận ở nước sử dụng.
  • Ngoài tên của sản phẩm, nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các bao bì không dùng để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo.
  • Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.

4. Câu hỏi thường gặp

Trong tất cả các chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu ăn, chỉ tiêu nào quan trọng nhất?

Tất cả chi tiêu kiểm nghiệm dầu ăn đều quan trọng.

Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về kiểm nghiệm dầu ăn không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về kiểm nghiệm dầu ăn uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Công ty Luật ACC có hướng dẫn kiểm nghiệm dầu ăn cho khách hàng sử dụng dịch vụ không?

Là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Công ty Luật ACC với kinh nghiệm gặp gỡ, làm việc với cá nhân, doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn chính xác cho những khách hàng cần tư vấn pháp lý. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện công việc khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả, chi phí phải chăng, đáp ứng hoàn hảo nhất mong muốn của khách hàng.

Cách thức liên hệ khi tư vấn về dịch vụ kiểm nghiệm dầu ăn như thế nào?

Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn

Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử [email protected] được được tư vấn.

Tư vấn trực tiếp qua Zalo: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 084.696.7979 để được tư vấn. Trên đây là tư vấn của Luật ACC liên quan đến kiểm nghiệm dầu ăn, khi có nhu cầu, liên hệ với chúng tôi để được cập nhật các tin tức mới nhất về kiểm nghiệm dầu ăn nói riêng và kiểm nghiệm thực phẩm nói chung.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo