Kiểm nghiệm đất như thế nào?

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người có chỗ để sinh sống, xây dựng các cơ sở vật chất, các công trình phục vụ nhu cầu sống, và hơn hết đất còn là nơi dùng để thực hiện các hoạt động nông nghiệp, trồng trọt. Có thể thấy rằng đất nông nghiệp ở Việt Nam chiếm tỉ lệ khá lớn và chất lượng đất phục vụ hoạt động nông nghiệp ngày càng được quan tâm và bảo vệ. Kiểm nghiệm đất là một hoạt động quan trọng mà nhà nước quy định nhằm đảm bảo chất lượng quỹ đất cũng như nâng cao chất lượng của cây trồng. Hiện nay, việc Kiểm nghiệm đất phải đáp ứng các chỉ tiêu mà pháp luật quy định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đất áp dụng trong việc thực hiện kiểm nghiệm đất.

kiem-nghiem-dat

1. Tại sao lại phải thực hiện việc kiểm nghiệm đất

Việc kiểm tra, kiểm nghiệm đất trong nông nghiệp là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng. Việc kiểm nghiệm đất cần thiết phải thực hiện bởi một số lý do sau:

Thứ nhất, việc kiểm nghiệm đất sẽ cho biết tình trạng của đất có đáp ứng được những chỉ tiêu, tiêu chuẩn về đất đai canh tác có phù hợp và hợp chuẩn không để tiếp tục phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, việc kiểm nghiệm đất sẽ góp phần quan trọng trong việc tối ưu hóa sản xuất, hỗ trợ chẩn đoán các loại bệnh cây trồng, nâng cao cân bằng môi trường trồng trọt.

Thức ba, kiểm nghiệm đất là cơ sở để có thể đưa ra những định hướng, hướng dẫn các giải pháp sử dụng đất, sử dụng nguồn nước và phân bón có hiệu quả phục vụ mục đích phát triển nông, lâm, thủy sản.

Thứ tư, kết quả của việc kiểm nghiệm đất là căn cứ để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát đất đai có bị ô nhiễm, nhiễm bẩn từ các hoạt động khai thác, đầu tư, sinh hoạt không để từ đó bảo vệ môi trường đất tốt hơn.

2. Chỉ tiêu kiểm nghiệm đất về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.

Một mẫu đất đạt chuẩn là sau khi được kiểm nghiệm đất phải đáp ứng được các chỉ tiêu về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. Các chỉ tiêu cần đáp ứng bao gồm:

  • Đất nông nghiệp:
  • Hàm lượng Asen ( As): không quá 15 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Chì (Pb): không quá 70 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Crom (Cr): không quá 150 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Cadimi (Cd): không quá 1,5 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Đồng(Cu): không quá 100 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Kẽm (Zn): không quá 200 mg/kg đất khô
  • Đất dân sinh:
  • Hàm lượng Asen ( As): không quá 20 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Chì (Pb): không quá 100 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Crom (Cr): không quá 200 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Cadimi (Cd): không quá 3 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Đồng(Cu): không quá 150 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Kẽm (Zn): không quá 200 mg/kg đất khô
  • Đất công nghiệp:
  • Hàm lượng Asen ( As): không quá 25 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Chì (Pb): không quá 300 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Crom (Cr): không quá 250 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Cadimi (Cd): không quá 10 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Đồng(Cu): không quá 300 mg/kg đất khô
  • Hàm lượng Kẽm (Zn): không quá 300 mg/kg đất khô

3. Chỉ tiêu kiểm nghiệm đất về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

Ngoài việc đáp ứng các chỉ tiêu về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất thì việc kiểm nghiệm đất cũng cần phải đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm về giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, cụ thể bao gồm các chỉ tiêu dưới đây:

  • Atrzine được sử dụng với mục đích chính là trừ cỏ thì có giới hạn tối đa cho phép là: 0,10 mg/kg đất khô.
  • Benthiocarb được sử dụng với mục đích chính là trừ cỏ thì có giới hạn tối đa cho phép là: 0,10 mg/kg đất khô.
  • Cypermethrin được sử dụng với mục đích chính là bảo quản lâm sản thì có giới hạn tối đa cho phép là: 0,10 mg/kg đất khô.
  • Cartap được sử dụng với mục đích chính là trừ sâu thì có giới hạn tối đa cho phép là: 0,05 mg/kg đất khô.
  • Diazinon được sử dụng với mục đích chính là trừ sâu thì có giới hạn tối đa cho phép là: 0,05 mg/kg đất khô.
  • Simazine được sử dụng với mục đích chính là trừ cỏ thì có giới hạn tối đa cho phép là: 0,10 mg/kg đất khô.
  • Aldrin, Captan, Captafol, Chlordimeform; DDT; Dieldrin; Endrin; Isodrin; Methamidophos;... bị cấm sử dụng nhưng không được quá giới hạn cho phép là 0,01 mg/kg đất khô.

Trên đây là những khái quát liên quan đến việc kiểm nghiệm đất. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn thực hiện việc kiểm nghiệm yến sào nhưng vẫn còn đang phân vân và gặp các vướng mắc về các chỉ tiêu kiểm nghiệm mà pháp luật quy định và cần nhận sự tư vấn và giúp đỡ pháp lý liên quan thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1174 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo