Quy định về kiểm định xe Ô TÔ theo quy định mới nhất

Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng xe ô tô là một quy trình quan trọng và không thể thiếu trước khi doanh nghiệp cung cấp xe đến khách hàng. Vậy quy trình kiểm định xe ô tô như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Kiểm định là gì?

Quý bạn đọc tham khảo về khái niệm kiểm định tại đây.

2. Kiểm định xe ô tô là gì?

Kiểm định xe ô tô thường được gọi là đăng kiểm ô tô.
Đăng kiểm ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn hay không. Tiêu chuẩn ở đây bao gồm: an toàn kỹ thuật như thắng, lái và mức độ bảo vệ môi trường. Nếu xe đạt yêu cầu sẽ được cấp (dành cho xe mới đi đăng kiểm lần đầu) hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được lưu thông trên đường. Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy.
Kiểm định Xe ô Tô
Kiểm định xe ô tô

3. Quy trình kiểm định xe ô tô

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính).
  • Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính).
  • Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định.
  • Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường).
  • Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định).
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.

Bước 2: Đóng thuế trước bạ

  • Tờ khai thuế trước bạ 2 bản chính (Theo mẫu qui định, điền đúng, đầy đủ).
  • Giấy tờ xe nguyên bộ (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường … (1 Bản photo).
  • Tiền đóng thuế trước bạ: Tùy theo loại xe và địa phương mà mức đóng khác nhau: Xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, thuế trước bạ là 10%/tổng giá trị xe (Hà Nội 12%). Trên 9 chỗ ngồi/xe tải/các loại xe khác, thuế trước bạ là 2% /tổng giá trị xe).
  • Biên lai nộp thuế: Bản chính, lấy từ kho bạc.

Bước 3: Đăng ký xe

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ bên trên, chủ sở hữu xe xuất trình lên phòng Cảnh sát giao thông đặc biệt theo quy trình: Nộp hồ sơ -> Chờ kiểm tra xe -> Nộp tiền lệ phí đăng ký -> Bốc số tự động -> Lấy biển số -> Giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe.

Bước 4: Đăng kiểm xe

Chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm được Bộ Giao Thông vận tải cấp phép, đồng thời nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
  • Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia.
  • Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
  • Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực.
  • Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

4. Câu hỏi thường gặp

  • Những lỗi thường gặp khiến xe không vượt qua quy trình kiểm định xe ô tô?
Lỗi phanh, đèn, còi, màu sơn, thay đổi chiều dài, rộng, cao, lỗi tự ý thay đổi thông số lốp (ví dụ thay vành 17 inch thành 18 inch); tự ý lắp thêm đèn không đúng trong quy chuẩn như LED bar, còi hụ, đèn nháy (nếu không phải là xe ưu tiên); xe không đủ điều kiện về khí thải hay có lỗi trong hệ thống thước lái, vô-lăng.
  • “Độ” xe có được đăng kiểm không?
Một số bộ phận được nâng cấp mà không ảnh hưởng đến đăng kiểm như camera lùi, cảm biến, camera hành trình, màn hình, loa trong xe, thay đổi đèn từ nguyên bản sang đèn projector hay LED nhưng vẫn đảm bảo quy chuẩn về ánh sáng thì sẽ được chấp nhận.
Những kiểu nâng cấp không được chấp nhận như xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe.
  • Mức xử phạt khi "độ" xe không đúng quy định?
Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mức phạt từ 2.000.000 - 3.000.000.000 đồng.
Quý bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan: Quy định về kiểm định xe ô tô bán tải; Phí, lệ phí kiểm định xe cơ giới.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về quy trình kiểm định xe ô tô, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo